Chương 2: Trên chuyến xe đi
biên giới với người Khơ me
Sáng sớm, tôi dậy sớm và tắm
rửa cho tỉnh táo, ra chợ mua ít đồ ăn mang theo và làm thủ tục check out tại
quầy phục vụ. Tuyến xe Phnom Penh – Poipet chạy nội địa toàn người Cam, hôm đó
không có bất cứ một người nước ngoài nào, tôi cũng chẳng sợ gì, cứ thản nhiên
như không, lần này có lẽ bản lĩnh của tôi đã cao lên (nội công thăng tiến).
Trên kiếng xe có ghi một câu cảnh báo tiếng Anh đại loại như cẩn thận đồ đạc và
tự bảo vệ tài sản, nhà xe không chịu trách nhiệm gì nếu xảy ra mất mát. Ngồi
cạnh tôi là một anh chàng người Cam không biết
nói tiếng Anh, và theo phán đoán của tôi, trên xe toàn người lao động bình dân,
kiếm được người nói tiếng Anh để tám với tôi khó như lên trời. Anh chàng ngồi
cạnh tôi chỉ trả lời được tôi một câu duy nhất: “Poipet” khi tôi hỏi: “Where do
you go?”. Còn những câu thông thường khác anh ta đều không hiểu, rõ chán. Tôi
không muốn phí thời gian ngồi trên xe chỉ để ngắm cảnh, thực ra cảnh cũng chả
có gì để ngắm, những cánh đồng khơ me bạt ngàn nhưng bỏ hoang, dân Khơ me chỉ
có 14 triệu người, ít hơn VN rất nhiều nên dân cư thưa thớt và cộng với sự lười
biếng của đám Khơ me, phải nói là nếu gặp dân VN, những cánh đồng ấy chắc chắn
đã được trồng trọt khối thứ. Dân VN làm ruộng cả 3 vụ mùa lận cơ mà (Hình như
tôi hơi sa đà với việc bình luận, hihi). Tôi lấy cuốn sách Lonely planet ra,
phía sau có một chút song ngữ Anh- khơme, tôi yêu cầu anh ta dạy tôi nói tiếng
Khơ me, tiếng khơ me khó nói kinh khủng, nên tôi muốn được học từ dân bản xứ để
phát âm cho chuẩn chứ không phải tự học, vừa tận dụng được thời gian lãng phí
trên xe, vừa học được ngôn ngữ. Anh chàng này (tên là Tuoi) khá nhiệt tình chỉ dẫn, vẻ mặt cũng hiền lành
và năng lượng sóng trong người tôi ngồi trên xe là an toàn mặc dù xung quanh
tôi toàn dân Khơ-me, tôi hơi yên tâm.
Anh chàng người Cam lấy miếng
sing-gum ra mời tôi, tôi cầm lấy nhưng không ăn và giả lả nhét vào túi (Khi lên
xe, tôi không bao giờ ăn đồ ăn người lạ mời, tôi được dạy từ những chi tiết vụn
vặt nhất, mặc dù tôi đoán anh này không có ý xấu nhưng cẩn thận là trên hết)
Dọc đường xe dừng lại ở trạm để hành khách vệ sinh và ăn uống, các trạm bán đồ
ăn thức uống khá mắc, tôi mua một chai nước nhỏ giống như C2 bên Vn hết
3000riel, đúng là cắt cổ.
Xe tiếp tục lăn bánh, anh
chàng Tuoi mua 2 lon nước ướp lạnh và mời tôi, mặc dù nắp chai chưa khui nhưng
tôi không bao giờ uống. Tôi từ chối và chỉ vào chai nước tôi mới mua bảo là có
rồi. Lúc đi tôi có mang theo nước suối, nhưng khi dừng ở trạm, tôi xuống xe
trước, sợ anh ta bỏ thuốc mê vào chai nước trên xe của tôi (tôi đã khui nắp)
nên tôi uống chai nước ngọt mới mua cho an toàn (đi giang hồ bạn phải kĩ từng
chút một) Sau đó tôi ngồi ngắm cảnh chỉ cây cối, Tuoi dạy tôi học được thêm vài
từ mới, nhưng giờ tôi quên mất rồi, chỉ nhớ được 2 từ: Cây thốt nốt: Đam thờ
not, cây dừa: đam đo.
Tôi hơi mệt nên có nhắm mắt
nằm ngủ một chút, tôi đeo kiếng đen vào và ngủ cho an toàn (để người khác không
biết tôi mắt ngó đi đâu) nhưng chỉ nhắm mắt chứ không ngủ say. Xe dừng tại trạm
thứ 2, một anh chàng khác ngồi đối diện băng ghế của tôi có bắt chuyện, anh này
nói được chút tiếng Anh, tôi cũng tám một chút với tên này (năng lượng sóng của
tên này khá an toàn), anh ta quê ở biên giới nên biết nói một chút tiếng Thái(và
đòi dạy tôi tiếng Thái mới ghê chứ, không biết ai dạy ai nữa, nhà tôi người
Tày, khi học tiếng Thái tôi thấy có nhiều điểm tương đồng, không chừng tôi phải
dạy lại anh ta cũng nên). Dọc đường đi (có thể là tỉnh Batambang hay tỉnh
Chiengmai gì đó) xe dừng lại rước một anh chàng người Tây balo lên xe, và ngồi
ngay băng đối diện với tôi, tôi “hello” liền, vì sao ư? Bạn phải hiểu tôi một
mình đi trên xe toàn người Cam, và người
ở biên giới, nếu sơ xảy tôi đánh giá sai
về con người và gặp người xấu, tôi bị bán vào nhà chứa thì sao? Còn dân Tây
balo, tuy không tin tưởng tuyệt đối nhưng ít ra tôi cũng phải làm quen để tạo
thế cân bằng cho tôi (tôi được học binh pháp đấy nhá).
Thằng tây balo lấy sing-gum
ra mời tôi, nhưng ko mời anh chàng Cam ngồi cạnh tôi, tôi thấy ngại nên đưa
phần mình cho anh Cam luôn, sáng nay dù gì hắn cũng mời tôi sing-gum, nhưng tôi
ko dám ăn vẫn để trong túi, coi như lần này tôi trả lễ vậy. Nếu không hắn sẽ
nghĩ ngợi sao tôi ăn của người này mà không ăn của người kia. Hành động này
được cả đôi đường. Tôi không hiểu sao ở nhà tôi ứng xử rất chuối vụng về và
không theo nguyên tắc, nhưng ra đường tôi rất cẩn trọng. Cũng phải thôi, bạn
nghĩ mà xem, ở nhà toàn người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nếu bạn có gây ra lỗi
lầm gì với họ, tôi không chắc, nhưng tôi nghĩ nếu bạn thành tâm bạn sẽ được tha
thứ, còn ra ngoài đường, bạn gây ra lỗi lầm, bạn bị xử tử. Mỗi người chỉ có một
năng lượng giới hạn, nếu bạn xài hết năng lượng cho việc khéo léo với người
thân, bạn bè, đồng nghiệp, ra đường bạn thường bị người khác lừa, cho nên những
con gà mờ ra đường bị xe cán nhưng ở nhà rất thông minh đối phó với người này
người nọ tôi thường không đánh giá cao. Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng
một mẹ…
Xe tới trạm cuối gần biên
giới, anh chàng Tuoi bảo tôi xuống xe, vì xe sẽ không chạy nữa, tôi ngoắc luôn
thằng tây balo xuống cùng. Anh tây balo này người Thụy sĩ, đã đi đến Thái một
lần (nên ít ngơ ngác như tôi) hỏi tôi rằng có chắc là phải xuống ở đây không,
tôi bảo tôi ko biết, tôi chỉ nghe thằng Campuchia ngồi cạnh tôi bảo thế. Vì tài
xế và lơ xe không biết nói tiếng Anh (xe chạy nội địa mà) nên anh chàng người
Thụy sĩ bảo tôi cứ đứng ở cửa xe chờ, nếu lát chạy tiếp thì chúng tôi lại leo
lên xe, theo trí nhớ của anh ta thì hình như xe dừng ở cửa khẩu mới đúng. Và
quả là anh ta đúng thật, xe tiếp tục chạy, tôi và anh ta leo lên xe (2 người
duy nhất còn lại) để tới sát cửa khẩu, dân bản địa Campuchia đã xuống hết ở
trạm cuối rồi. Hú hồn, nếu tôi không gặp anh chàng Thụy sĩ này, có lẽ tôi đã
mất tiền oan để đón xe tut tut tới cửa khẩu (khoảng 500m) và lại không an toàn
nữa.
Cẩn thận ghê luôn!!!!!!!1
Trả lờiXóahi, em hồi học phổ thông đã được sư phụ đào tạo mà chị, cộng với mấy bài biết của chị nữa, em không cẫn thận mới lạ!!! :)
Trả lờiXóa