Chào mừng bạn đến thăm nhà tôi!

This website is updated the latest news about me and belongs to my own.
If you want to use my articles, please contact me :)
Everyone also has some secrets that could not share. Be a polite reader.
Don't be too curious if there is non of your business! Million thanks !!!



Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Hẹn

Em từng lữ khách tha phương
Phải chăng vì thế vấn vương sông hồ
Hẹn người em biết chốn mô?
Tìm người em biết nơi mô mà tìm?
Ngang dọc anh dấu chân in
Hẹn em, anh gửi tấm hình cho em
Anh à, em ngốc chưa quen
Phải chăng anh lại sợ em lạc đường?
Nhớ anh chín nhớ mười thương
Nhớ em sao chỉ gửi em bản đồ?
Phải chăng em giống khù khờ?
Nên người kĩ tính hoạ đồ cho em.





Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Trốn tết

30 năm trời, lần đầu tiên không ăn Tết ở nhà, bỏ gia đình, bỏ cả các huynh đệ trong sư môn đi chơi một mình (sư môn của Yun cũng sẽ rồng rắn cùng nhau phượt vào dịp Tết này, tiếc thật). Vì sao Yun trốn Tết?

1. Ngày Tết, sinh ra rất nhiều lễ nghĩa, đi loanh quanh hành xác chúc Tết, nếu không đi thì có trốn ở nhà cũng bị kéo đến và bị chúc. Tóm lại, là chỉ có 2 lưa chọn: Đi chúc hoặc được chúc. Chúc qua chúc lại năm nào cũng như năm nào, ăn mấy cái hạt dưa bánh trái nổi mụn như hột xoàn, ngày tết tới đâu cũng được (phải) ăn một chút. Ôi, mệt phờ râu, thế mới biết nhà thơ Trần Tế Xương xưa kia đã có tư tưởng hiện đại như thế nào:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên, nó ở non.
(Tế Xương)

2. Tục lệ lì xì ngày Tết cũng không nhẹ nhàng tí nào, tới nhà ai mà có con nít mà không lì xì thì hoặc bị chúng nó đòi (đối với những gia đình không biết cách giáo dục con cái) hoặc là bị bố mẹ chúng nó nghĩ thầm: “Ngày tư ngày Tết mà cũng keo kiệt với bọn nhỏ chút tiền lì xì”. Đâu phải chỉ có một bọn nhỏ? Bạn có bao nhiêu mối quan hệ trong xã hội???? Đếm xem tiền lương của bạn có đủ tiền lì xì không nhé. Đối với một viên chức nghèo như Yun thì thật là thê thảm với hủ tục này. Lúc Yun đi học thì không sao, giờ đi làm mà không lì xì là nguy to. À, thế thì ở nhà trốn vậy, xin thưa, không dễ ăn đâu, ở nhà thì sẽ có người tới thăm, hahahah, hết đường chạy nhé!!!!! Trong quan niệm của Yun, Yun rất ít lì xì cho con nít, Yun thường lì xì cho người lớn tuổi, những người không đi làm được và có hoàn cảnh khó khăn, có phải Yun đang làm ngược truyền thống????

3. Ngày tết hiện nay không phải là ngày sum họp như truyền thống tốt đẹp các cụ ngày xưa. Ngày tết hiện nay là ngày để những cái đầu tinh vi làm ăn, buôn quan bán tước hối lộ tinh vi, tạo mối quan hệ khăng khít để sang năm…cùng nhau hợp tác làm ăn thuận lợi. Ngày tết không hề được ở nhà như lí thuyết, chạy rông đi chúc tết sụt hết 2kg là ít. Cả năm làm mệt, ngày tết mệt hơn. Thêm nữa là bạn bè đàn đúm ăn nhậu, đốt tiền, hết ăn nhậu rồi cờ bạc chơi bời, lê lết từ nhà này sang nhà khác, người như Yun đố mà yên thân ở nhà được (năm nào cũng bị bạn tới nhà lôi tuồn tuột khỏi tay bố mẹ một cách ngoạn mục). Thành ra mang tiếng ở nhà ăn tết nhưng muốn ăn bữa cơm với gia đình cũng chẳng được yên!!!!!!

4. Sư môn Yun có tư tưởng hiện đại, tức là trốn Tết. Các sư phụ của Yun rất ám ảnh cảnh học trò, bạn hữu và dây mơ rễ má tới chúc Tết, có đôi khi tiếp hết lượt này tới lượt khác mệt phờ râu, nên các sư phụ nào khoẻ còn đi được là bỏ 2 bộ đồ vào va li rồi dông lên núi du ngoạn sơn thuỷ cho hết mùa Tết (giờ này một số sư phụ đã ra giang hồ rồi đấy, chẳng thèm nán lại ăn một bữa tất niên với đám nhóc tì như Yun luôn, còn Yun phải đi trễ vài ngày vậy), các sư phụ già yếu thì cực chẳng đã phải nằm nhà chịu trận, hahahah. Các anh chị em thế hệ trẻ cỡ Yun cũng học tập được tinh thần ấy, xách ba lô lên và dông cho nhanh còn kịp. Hôm rồi, Yun ghé thăm sư phụ trước Tết, có khai với sư phụ là Tết Yun sẽ không ghé được vì phải đi trốn Tết rồi (giống như đi trú Đông ấy), sư phụ thở phào nhẹ nhõm và ủng hộ quyết định của Yun.

5. Ngày Tết, ghét nhất là nhận được mấy cái tin nhắn đại trà từ lúc giao thừa tới mấy ngày hôm sau…Quan tâm người nào thì mới gửi tin nhắn chúc chứ, đâu phải ỷ nhiều tiền kiếm cái tin nhắn có sẵn send một lượt hết trong danh sách như bố thí của vậy????? Nói thật, người nào có ý chúc Yun như thế Yun chả dư hơi mà trả lời đâu.

6. Đôi điều còn lăn tăn là có một số bạn sẽ thắc mắc là Yun làm như thế sẽ phá vỡ truyền thống dân tộc, đó là ngày tết là ngày sum họp. Tuy nhiên như Yun đã trình bày ở trên, ngày Tết có sum họp được đâu, Yun có ăn được bữa cơm nào cho ra hồn với gia đình đâu. Cho nên theo Yun, ngày nào yên thân ngồi ăn bữa cơm đạm bạc với gia đình cũng là ngày đoàn viên, ngày Tết hết, cớ gì phải nhất nhất là ngày Tết??? Thứ nữa là sẽ có bạn thắc mắc là Yun bảo sợ tốn tiền lì xì, sợ tốn tiền ăn nhậu sao lại không sợ tốn tiền đi du lịch. À, vậy Yun giải thích rõ luôn. Với 3 triệu tiền xe cộ và ăn uống đạm bạc Yun có thể đi vi vu cả tuần ngắm cảnh, chứ với 3 triệu mà ở nhà mấy ngày Tết như năm nay là không xong đâu, chỉ cần tới mùng 3 là không còn giữ được đồng nào nữa. Năm ngoái Yun chẳng lì xì mấy, hạn chế đi chơi mà sau khi ra tết, Yun còn cầm có hơn 30 ngàn trong tay thôi đấy, cái tết nhớ đời của Yun và sẽ không bao giờ Yun còn có can đảm “ăn tết” ở nhà nữa đâu.

Tết là thời gian nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả, ăn cùng gia đình bữa cơm đầm ấm, đi thăm họ hàng, bạn bè cả mà năm trời bận rộn chưa có dịp gặp mặt chứ không phải những người hàng ngày gặp nhau đến chán (thậm chí trong năm hục hặc với nhau suýt sứt đầu mẻ trán) tới tết lại đến nhà nhau chúc qua chúc lại hành xác lẫn nhau, nếu không đi thăm được lại buông lời trách cứ. Sao chúng ta lại tự hành hạ nhau thê thảm vậy nhỉ? Thôi Yun đi trốn tết đây.

Chúc tết (Trần Tế Xương)

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người. 

Quỡn cuối năm

Hai đứa con gái chính hiệu đàng hoàng, không les liếc gì cả, và không đứa nào xấu xí thô kệch giống tướng con trai, không hiểu sao cuối năm lại có cái màn tán tỉnh nhau thế này đây:


An VN:
Em là con bé tắc kè bông
Khi thì xù lông, khi mềm lòng
Lúc đóng “giang hồ”, lúc “công chúa”
Cá tính, điệu đàng, thấy được không?

Wei Yun:
Anh là lãng tử hay chạy rông
Thấy em mềm lòng, ít xù lông…
Anh thích giang hồ lẫn công chúa
Nếu anh phải lòng có được không?

An VN:
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng đã khép không cho ai vào.
(Nàng An VN này  tuyệt tình thật)

Wei Yun (cố gắng chày cối):
Bây giờ mận chẳng hỏi đào
Cổng rào mận cứ leo vào leo ra
Biết đào không có chó nhà
Vì đào đã nói bên tường mận kia…

(Số là nàng ta lỡ miệng bảo không thích động vật bên tường facebook nhà Yun rồi, kekeke)

Tết Ông Táo


23 Tết âm lịch, ông Táo về trời theo quan điểm của nhân gian. Về chầu trời, Táo sẽ bẩm báo với Ngọc Hoàng những sự kiện trong năm của gia đình mà Táo trú ngụ. Xem xét trong 6 cõi luân hồi, Yun nghĩ Táo thuộc cõi A- tu – la quỷ thần, tức có phép thần thông nhưng vẫn còn sân hận. Vì vậy nên tối hôm qua 22 Tết, Yun bàn với em út rằng tuy chỗ ở của chị em Yun chỉ là chỗ tạm bợ nhưng cũng nên cúng ít hoa quả, nhang khói cho Táo về trời vui vẻ. Em út nghe thế thì Ô kê con gà đen luôn

Sáng nay, ngày cuối cùng lên sư môn dạy học, thấy nhang khói và hoa quả nghi ngút. Các đệ tử hỏi Yun, Yun cười: “Hôm nay Táo về trời mấy đứa à”. Các đệ tử ồ lên một tiếng như đã thông hiểu, rồi mấy cô trò len lén nhìn. Sư tỷ (người mà tiềm năng cao nhất sẽ thay thế sư phụ lãnh đạo sư môn trong tương lai gần) đang được các sư phụ và sư mẫu đứng cạnh hướng dẫn thắp nhang và cầu nguyện. Nhìn gương mặt sư tỷ xinh đẹp, thanh thoát trong lòng Yun cảm thấy rất vui. Sư tỷ và sư đệ những người sẽ là lãnh đạo tiềm năng trong tương lai đều bước đến thắp nhang một cách nghiêm trang, các sư mẫu đứng cạnh gương mặt cũng nghiêm trang không kém, khi thấy Yun giương to mắt ếch ra nhìn thì sư mẫu mỉm cười phúc hậu lại với Yun. Yun tuy cũng là đứa con của sư môn, nhưng thuộc hạng vô danh tiểu tốt, không có cống hiến gì đáng kể cho sư môn cả, chỉ là hay gây ra tai hoạ thôi, cho nên khi thấy sư tỷ và sư đệ của mình tương lai sẽ chấp chính thì trong lòng có chút ấm áp và ngưỡng mộ vô cùng. Tuy vậy nhưng Yun là người thích rong chơi, không thích quyền lực nhé, hahaha.

Đây là thời khắc cuối, Yun được nhìn thấy sư môn của mình với cơ sở vật chất từ thời 15 năm trước đây, khi Yun lần đầu bước chân vào trường, trở thành một thành viên thực sự. 15 năm kỉ niệm, nơi Yun đã rung động tình yêu lần đầu, nơi Yun biết rằng tình bạn cũng rất cao quý như những thứ tình cảm khác, nơi Yun biết rằng vẫn còn nơi có những người thầy tâm huyết, tận tuỵ dành cả đời mình cho giáo dục, và cũng chính là nơi Yun bị đức độ của Sư phụ cảm hoá, từ đó đưa Yun đến với nghề sư phạm và con đường trở về với sư môn hiền hoà – Nơi gốc hoa Ngọc Lan, Hoa Sứ đã già theo năm tháng…Sang năm sư môn sẽ được xây lại với một lối kiến trúc mới, đã 20 năm trôi qua?????? Trại xuân năm nay sẽ là trại xuân cuối tại mái nhà xưa.

Mở facebook ra, thấy có tin nhắn của một người, không phải ghi những lời lẽ yêu thương gì sất, mà chỉ là những câu hướng dẫn: “Em đón xe trung chuyển từ sân bay đến Trung tâm vận tải hành khách rồi sau đó đi xe bus số xxx tới trạm cuối và chờ anh tại toà nhà ABC, anh phải đi làm nên tới sớm thì đừng lo lắng mà chịu khó chờ anh. Trung tâm vận tải hành khách nằm trong sân bay, xe trung chuyển miễn phí và xe bus hết 30bath thôi, đừng quên đó nhé”. Dù không phải là một câu hỏi quan tâm tới sức khoẻ nhưng sao vẫn thấy vui. Thực ra chỉ cần hẹn ở một địa điểm nào đó là Yun giang hồ này vẫn biết mò tới nơi được, nhưng nếu hướng dẫn cẩn thận thế thì cảm giác hạnh phúc hơn nhiều, dù gì người ta cũng con gái mà.

Trời cuối năm, thời tiết lạnh nhưng trong lòng không hề lạnh. Chúc mọi người đón Tết cổ truyền ấm áp.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Bố và con gái

Lúc con gái 5 tuổi, bố chở con trên chiếc xe đạp đi mua đồ chơi. Con gái là người nhạy cảm yếu đuối muốn mua búp bê, nhưng bố lại xúi giục là mua chiếc xe tăng đi cho oách, mua búp bê là tự chơi một mình, còn mua xe tăng thì 2 bố con sẽ chơi chung. Con gái nghe có bố cùng chơi với mình nên quyết định mua xe tăng. Có 2 chiếc xe tăng, một chiếc xanh và chiếc đỏ. Bố thích màu đỏ, con gái thích màu xanh, tiền thì chỉ có thể mua được một chiếc, 2 bố con cò cưa đòi chọn màu mình ưa thích. Con gái vốn ngang bướng bản chất, nhất định ép bố mua cho mình bằng được chiếc màu xanh. Khi 2 cha con đã thống nhất chọn mua màu xanh thì ông bán hàng đọc được tâm lí bố chiều con gái, nên nói giá chiếc màu xanh gấp rưỡi chiếc màu đỏ. Dù còn rất nhỏ nhưng con gái thừa biết là ông bán hàng muốn xỏ lá mình. Cuối cùng 2 cha con đành mua chiếc màu đỏ vì bố không có nhiều tiền, con gái có chút buồn trên nét mặt trẻ thơ. Bố cười: “Màu đỏ là màu chiến thắng, đó là số phận dành cho con, còn màu xanh chỉ là hi vọng thôi, mà hi vọng thì lúc được lúc không”. Trẻ thơ, con gái quên nhanh, nhưng từ đó con gái thích cả 2 màu xanh, đỏ.

Con gái có một chút tư chất thông minh, nhưng vì bản chất mẫn cảm, văn thơ thuộc lòng từ rất sớm, một ngày có thể đọc thuộc nửa cuốn tập đọc vanh vách. Bố bảo con gái bố thông minh thế đừng học mấy cái văn chương dở hơi ấy làm gì, học toán mới giúp cho trí tuệ thông thái được. Con gái nghe lời bố, say mê với toán học từ nhỏ, đâm nghiện sự hóc búa của các bài toán rồi trở thành người hiếm hoi nổi tiếng về giỏi toán trong vùng, bố có vẻ hài lòng lắm.

Con gái lớn lên, thông minh, xinh đẹp, hiếu chiến và... nam tính - sản phẩm do bố đào tạo. Con gái có nhiều biến đổi tâm lí, ít thân thiện với bố như hồi còn nhỏ. Một lần con gái mua cho bố cái áo nhờ số tiền đi làm ít ỏi dành dụm được. Tưởng rằng đem tặng bố sẽ làm bố cảm động, ai ngờ bố chê cái áo ấy một cách thậm tệ, dù dưới con mắt của con gái, cái áo ấy không tệ chút nào, lại là loại khá đắt tiền. Con gái ấm ức, thề rằng sẽ không bao giờ mua áo cho bố nữa.

Con gái đi làm nhiều năm, không giàu có nhưng không đến nỗi chạy từng bữa ăn như hồi đi học. Con gái không hề mua áo cho bố kể từ sau lần bị bố chê chiếc áo đầu tiên ấy. Một tối, con gái đi trên đường dịp cận tết, thấy các gian hàng quần áo treo đầy đường, trời năm nay rét đậm hơn mọi năm, con gái mặc chiếc áo ấm mà tay vẫn run run khi chạy xe. Bất chợt, con gái dừng xe lại, mua cho bố một chiếc áo sơ mi và một chiêc áo gió. Lâu nay con gái chưa hề thấy bố có chiếc áo gió nào. Tối về, con gái nhắn tin: “Con có mua cho bố cái áo gió, bố cũng có tuổi rồi những lúc đi ngoài đường cũng nên mặc áo ấm vào, trời năm nay rất lạnh”. Chưa đầy 5 phút thì bố trả lời: “Đừng mua, bố không mặc đâu”. Con gái tức lên, ngang bướng nhắn lại: “Con mua rồi”. Con gái hồi hộp chờ đợi tin nhắn của bố, như hồi nhỏ vẫn thường hồi hộp chờ đợi kết quả sau những cuộc tranh luận giữa 2 cha con xem ai thắng. Lát sau bố nhắn trả lời: “ Cũng được”. Con gái nhìn cái tin nhắn, rơi nước mắt, hình như con gái- người tự phụ là mình rất thông minh, đã không hiểu về bố.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Câu trả lời

Đang bắt đầu tập tành theo thần tượng thâm nhập Phật pháp, tuy chưa thể thực hành nhưng đây cũng là một giai đoạn khởi đầu cho sự chuẩn bị. Tối nay vô tình kiếm được câu trả cho trường hợp của Yun luôn, điều này Yun cũng thắc mắc về bản thân mình, không hiểu vì sao mình làm vậy luôn rồi tự hỏi mình có bị hâm không, nay đã có câu trả lời và tâm trạng gần như thoải mái với đáp án nhận được.

"Có những người nữ đến tuổi lấy chồng, nhiều chàng trai làm quen tán tỉnh mà vẫn không ưa, dù cho người xin cưới là người giàu sang, phú quí, có sự nghiệp, danh vọng, địa vị chức tước. Người đời thường cho đó là sự kén chọn, nhưng theo quan điểm tái sinh của Phật giáo, do người này đã từng hứa hẹn với một người nào đó từ kiếp trước mà trong tái sanh họ không gặp lại nhau. Cho nên mẫu người chuẩn để kết hôn mà chưa tìm gặp đã làm nhiều người chọn chủ nghĩa độc thân. Vì thế, họ không thể chấp nhận bất cứ mối tình nào đến với họ.
Có những cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác (không vì lý do tiền bạc) là vì họ đã hứa hẹn với nhau, nhưng việc sanh tử của hai người lại xảy ra lệch thời điểm. Không hiếm gì những người thân thể không thua kém ai, xinh gái, bảnh trai, khôn ngoan, lanh lợi, điều kiện có thừa, thế mà không tìm được một người bạn đời lúc còn son trẻ, đến khi tuổi đã xế chiều mới kết hôn. Bởi trong hứa hẹn, nếu người ra đi tin tưởng hoàn toàn vào người ở lại thì trong kiếp tái sanh đã có sẵn một mẫu người ngự trị trong tâm để tìm. Nếu chưa gặp được  mẫu người ấy, họ sẽ chờ và do vậy ở giá".

KHÓ ĐI VÌ TÌNH YÊU
Sự chấp trước trong tình yêu là một trở ngại của tái sinh. Có đôi vợ chồng trẻ rất thương yêu nhau, không may người vợ mắc phải chứng bệnh nan y. Cô biết rằng mạng sống của mình không còn kéo dài bao lâu nữa, nên trăn trối với người chồng: “Anh ơi! Anh là tất cả bầu trời hạnh phúc của em, em yêu anh không gì có thể sánh bằng. Em biết khi chết đi, em khó mà siêu sanh được, vì tình yêu của em dành cho anh vô cùng mãnh liệt, không dễ gì cắt đứt. Anh hãy hứa với em là sau khi em chết, anh vẫn ở vậy nuôi con, không để mắt đến cô nào, và anh giữ trọn lời hứa này cho đến lúc anh từ biệt cõi đời. Ta hẹn gặp nhau ở kiếp sau nha anh!”
Trong thực tế có người có cảm xúc tương tự, nhưng không phải ai cũng may mắn đón nhận tình cảm và lời thề của người ở lại, khi tuổi đời của họ còn quá trẻ, nhựa sống tràn đầy, sức lực tráng kiện. Bởi cuộc sống thế gian cần có sự chung tay, góp sức, cần sự chung chia những ngọt bùi, cay đắng ở đời, cùng với sự đòi hỏi về tâm sinh lý, con người khó có thể giữ được lời hứa theo nguyện vọng của người ra đi. Trước tình cảnh như vậy, tốt nhất người chồng nên vỗ về, an ủi người vợ rằng: “Em hãy an tâm ra đi, anh hứa sẽ một lòng, một dạ chung tình với em. Trong quãng đời còn lại anh sẽ không đem lòng yêu thương ai cả, bởi anh là người rất hạnh phúc, thoả mãn với tất cả những gì em đã dành cho anh.”
Sau khi nghe người chồng nói ra những lời cam kết chung tình, người vợ an tâm nhắm mắt ra đi một cách nhẹ nhàng, không một chút vướng bận.
Thông thường, người trước lúc lâm chung mà khao khát với một yêu cầu nào đó, nhất là tình yêu, mà được cam kết bằng lời hứa sẽ cảm thấy an tâm, ra đi theo nghiệp. Trong kiếp sau, người ấy sẽ có nguyên vọng tìm gặp lại người cũ. Họ chờ đợi nhau cho đến gặp được nhau như người trong mộng.
Có những cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác (không vì lý do tiền bạc) là vì họ đã hứa hẹn với nhau, nhưng việc sanh tử của hai người lại xảy ra lệch thời điểm. Không hiếm gì những người thân thể không thua kém ai, xinh gái, bảnh trai, khôn ngoan, lanh lợi, điều kiện có thừa, thế mà không tìm được một người bạn đời lúc còn son trẻ, đến khi tuổi đã xế chiều mới kết hôn. Bởi trong hứa hẹn, nếu người ra đi tin tưởng hoàn toàn vào người ở lại thì trong kiếp tái sanh đã có sẵn một mẫu người ngự trị trong tâm để tìm. Nếu chưa gặp được  mẫu người ấy, họ sẽ chờ và do vậy ở giá.
Có những người nữ đến tuổi lấy chồng, nhiều chàng trai làm quen tán tỉnh mà vẫn không ưa, dù cho người xin cưới là người giàu sang, phú quí, có sự nghiệp, danh vọng, địa vị chức tước. Người đời thường cho đó là sự kén chọn, nhưng theo quan điểm tái sinh của Phật giáo, do người này đã từng hứa hẹn với một người nào đó từ kiếp trước mà trong tái sanh họ không gặp lại nhau. Cho nên mẫu người chuẩn để kết hôn mà chưa tìm gặp đã làm nhiều người chọn chủ nghĩa độc thân. Vì thế, họ không thể chấp nhận bất cứ mối tình nào đến với họ.
Mô hình lý tưởng về người phối ngẫu trong tiềm thức từ quá khứ được mang theo đến tận bây giờ là một trở ngại cho kết hôn. Do vậy, những người khác đến không ăn khớp tiêu chuẩn đã có ấn tượng sâu sắc trong tiềm thức, họ cảm thấy xa lạ, không thiện cảm, không rung động, không an tâm thì làm sao có thể để trở thành đôi uyên ương gắn kết với nhau trong cuộc đời này.
Trở lại câu chuyện trên, sau khi chết, do lòng thương tưởng quá mạnh, người vợ khó có thể dứt bỏ, đi tái sanh mà có thể trở thành oan hồn quanh quẩn bên nhà để được gần gũi chồng con. Cô có thể xuất hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, mục đích là làm cho người chồng hiểu rằng, cô vẫn còn ở bên cạnh anh. Những nơi quen thuộc như nhà bếp, phòng ngủ hay những kỷ vật để lại, hoặc những vật dụng cô sắm cho chồng, cô có khả năng xuất hiện nơi đó.
Sau này, nếu anh chồng đem lòng yêu thương người con gái khác tâm đầu ý hợp, hình ảnh người vợ quá cố sẽ dần phai nhạt trong anh. Có một số trạng huống tâm lý do ấn tượng về người tình cũ nhiều quá, nên khi nhìn thấy ai có điểm nào đó giống người quá cố như ánh mắt, nụ cười, vóc dáng, cá tính hay cách ăn mặc v.v… bỗng dưng anh có thiện cảm và kéo theo tình yêu. Tình yêu ấy không phải phát xuất từ con người hiện hữu mà phát khởi thông qua hình ảnh của người đã mất. Từ sự hoài tưởng về người chồng, người vợ quá cố, nhiều người lầm nhận là tình yêu nên đi đến quyết định kết hôn. Lúc đó nếu hương linh người quá cố thủy chung, biết được người ở lại bội ước, cảm thấy khổ đau.
Có trường hợp, trước ngày tổ chức lễ cưới, người quá cố xuất hiện với thái độ không vui, nói với người bội ước rằng: “Tại sao hứa suốt đời chung thủy với tôi mà bây giờ mình lại kết hôn với người khác?” Có trường hợp linh hồn người mất xuất hiện liên tục, nói lên những lời trách móc làm cho người thất hứa khủng hoảng tinh thần.
Trong thực tế đã có trường hợp xảy ra như vậy. Có lần, có tình trạng một người chồng bội ước, bị hồn ma của vợ về nhát đã đến gặp một vị Hoà thượng. Ngài đã chỉ cho anh như sau: Tối nay, trước lúc ngủ anh chú tâm mơ tưởng đến người vợ quá cố, tự bày tỏ sự hối hận với người vợ rằng, anh đã lỡ thương yêu người kia rất giống hình ảnh của em. Anh cưới cô ấy cũng vì muốn hình ảnh em còn mãi trong trái tim anh. Mong em thông cảm cho anh. Nếu sau khi nghe anh bày tỏ như vậy, mà người vợ quá cố của anh xuất hiện với thái độ đồng ý thì anh khuyên cô ta nên trở về qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng, đừng níu kéo tình cảnh âm dương này nữa. Bởi sự níu kéo làm cho em không thể tái sanh mà phải mang nặng nỗi khổ niềm đau. Anh sẽ thiết lễ, thỉnh Hòa thượng đến cầu siêu giúp em sớm được giải thoát.
Nếu sau khi anh trình bày, người vợ quá cố xuất hiện với thái độ không đồng ý, không tha thứ thì anh cũng yêu cầu cô ấy đáp ứng điều kiện anh đưa ra thì anh sẽ giữ lời hứa lúc ban đầu.
Về nhà, anh làm theo lời chỉ dạy của Hòa Thượng. Đêm đó, anh thấy người vợ quá cố xuất hiện, không đồng ý lại còn cho biết, cô sẽ phá không cho anh hạnh phúc với người vợ mới. Sau đó, anh làm theo cách chỉ dạy thứ hai của Hòa Thượng, anh lấy một tô đậu xanh để trên đầu giường, dùng tay nắm một mớ hạt đậu giơ lên và nói với cô ấy:“Nếu em nói được trong tay anh có bao nhiêu hạt đậu thì anh sẽ chung thủy với em trọn đời.”
Giả sử hồn ma im lặng không trả lời thì biết rằng anh đang rơi vào trạng thái ảo giác chứ không phải thật. Ảo giác có thể xuất hiện như một phản ứng tâm lý mặc cảm tội lỗi rằng mình không thực hiện lời hứa với vợ trước khi chết. Lòng mặc cảm đó làm anh ray rứt lương tâm, khó chịu.  Do vậy, mỗi lần hạnh phúc với người tình mới thì nỗi khổ gia tăng, khống chế, lúc đó anh hình dung người vợ quá cố đang quanh quẩn đâu đây.
Thực ra, trong câu chuyện này, khi người chồng hỏi cô vợ quá cố về số hạt đậu trên tay, cô trả lời vanh vách, anh đang cầm trên tay năm mươi bốn hạt đậu. Anh mở bàn tay ra đếm, số hạt đậu trong tay anh đúng năm mươi bốn hạt. Anh giật mình, hoảng sợ, lo lắng trong lòng linh cảm có điều bất an sắp xảy ra.
Hôm sau, anh đến trình bày với Hòa thượng sự việc xảy ra tối qua. Hòa thượng bảo rằng:“Vợ anh chưa được siêu sinh”. Bây giờ, vấn đề này tùy thuộc nơi anh. Nếu anh thật sự còn thương yêu người vợ quá cố, anh có thể làm thêm một phép thử khác hoặc hoãn lại cuộc hôn nhân mới.
Anh thưa:“Con không thể bỏ cô vợ mới được, vì con thật lòng yêu thương cô ấy. Hồn ma của vợ cứ quanh quẩn bên con thì con khủng hoảng mất. Hòa thượng hãy giúp con.”
Hòa thượng dạy, anh giả vờ không thương yêu cô vợ mới trong một tháng. Đêm nào anh cũng đứng trước bàn thờ của vợ với gương mặt buồn bã, khấn nguyện để cho hồn ma cô ấy cảm thấy thoả mãn và hiểu rằng anh rất chung thủy và yêu thương cô. Rồi anh dùng chiêu thức tâm lý nói với cô ấy, cảnh giới cõi âm không phải là cảnh giới sống lâu dài, mà linh hồn cần phải hướng về cảnh giới tái sanh. Em hãy tái sanh làm người mới và chờ đợi anh. Anh cũng sẽ ra đời gặp lại em và mình sẽ chung sống hạnh phúc bên nhau. Nghĩa là làm sao anh chứng minh cho linh hồn cô ấy tin chắc rằng, anh yêu thương cô ấy hết lòng, hết dạ. Lúc đó cô ấy mới đi tái sanh được.
Qua câu chuyện trên, ta thấy sự níu kéo tình cảm yêu thương là một cản lực lớn, làm trở ngại việc tái sanh, khiến cho thần thức tồn tại lâu dài dưới dạng hồn ma. Những nghiệp thức tồn tại dưới dạng hồn ma bóng vía được Phật giáo gọi chung là ngạ quỷ, được kinh điển mô tả: cổ nhỏ bằng cây kim, bụng to như bụng ông địa.
Ngạ quỷ có tỉ lệ nghịch giữa con đường chu cấp thực phẩm vào trong cơ thể vật lý với cái bụng. Cái bụng to thì cần phải chu cấp thực phẩm nhiều mới đáp ứng được nhu cầu của nó, nhưng sự nghịch lý là cái cổ họng lại quá bé, để ăn cho no cái bụng bự ấy là việc hết sức khó khăn. Do đó, nhu cầu ăn uống của ngạ quỷ không được thoả mãn.Vì vậy, thần thức tồn tại dưới dạng hồn ma thì nỗi khổ, niềm đau của cảm giác đói khát gia tăng rất lớn.
Cần phải khôn khéo làm cho người thân ra đi thanh thản, an tâm, không vướng mắc để thần thức không tồn tại dưới dạng hồn ma. Cần hỗ trợ cho người phối ngẫu ra đi nhẹ nhàng bằng cách chung tình với họ trong một thời gian, ít nhất là một năm.
Trong thời gian bốn mươi chín ngày, thần thức có thể vẫn còn quanh quẩn đâu đây, bởi tiếc nuối sự sống thế gian, nhất là đối với tình yêu nam nữ. Trường hợp những đôi vợ chồng còn son trẻ, tha thiết yêu thương mà phải xa nhau do cái chết thì sự tiếc nuối tình yêu diễn ra với cường độ cao gấp hàng chục lần so với sự tiếc nuối tình cảm giữa cha mẹ, con cái. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái nó thiên về bổn phận nhiều hơn, còn với tình yêu là sự thu hút giới tính, xúc tác rất mạnh trong tử sinh và luân hồi. Ở đâu có tình yêu, ở đó tiếp tục có sự sống và tái sanh.
Con người và các loài động vật có mặt trên trái đất này là do tình yêu thương và tình dục. Vì vậy, khi vợ chồng xa lìa nhau do cái chết, người đi trước yêu cầu người còn sống thủ tiết trong vòng một năm là vô cùng cần thiết cho thần thức của người ra đi. Nếu không có sức chịu đựng thì ít nhất cũng là bốn mươi chín ngày. Vì mọi hành động của người còn sống, thần thức của người quá cố đều theo dõi, quan sát một thời gian. Đến khi nào cảm thấy người ở lại trung thành, chung thủy, lúc đó họ mới tái sanh.
Một thần thức tồn tại dưới dạng ngạ quỷ quá lâu sẽ xuất hiện chấp thủ. Lúc đầu, thần thức thấy cảnh giới đó là niềm đau, nhưng khi đã tồn tại lâu dài, tạo nên những nghiệp mới, họ chấp nhận những hoàn cảnh khổ đau ấy mà không mong cầu hạnh phúc.
Ta nên đầu tư thật nhiều cho người thân bằng nhiều cách như: tụng niệm, bái sám, phóng sanh, làm phước, hồi hướng công đức làm sao cho họ hiểu rằng, thân thể này không phải là của tôi, tôi không phụ thuộc vào thân thể vật lý này, dòng cảm xúc hạnh phúc và khổ đau này không thuộc về tôi, tôi không bị lệ thuộc vào dòng cảm xúc đó. Đây là phương pháp quán tưởng, tách rời thân thể vật lý khỏi dòng cảm xúc để không còn bám víu vào thân thể nữa. Từ đó dứt bỏ mọi luyến tiếc mà siêu sanh thoát hóa.
Ngược lại, khi thần thức còn bám víu, chấp trước vào hạnh phúc của tình yêu, tình vợ chồng nhưng do không được thỏa mãn, người chết cảm thấy khổ đau và tiến trình tái sanh khó diễn ra. Còn nếu thần thức cố chấp, không tha thứ, không hoan hỷ, không buông xả thì người chết sẽ trở thành hồn ma sân giận đi quậy phá người sống, họ làm cho người sống sợ hãi, khổ đau, khủng hoảng tâm lý.

Cõi Tiên, Trời và A-tu-la

CÕI TIÊN
Thường các kinh nguyên thủy (thời kỳ đầu) thì nói có sáu đạo, nhưng các kinh đại thừa thì thêm một đạo nữa là cõi tiên. Như vậy, chúng ta có bảy cõi là cõi trời, tiên, a-tu-la, người, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
Phần trước đã nói về địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, chương này sẽ nói đến ba cõi là cõi tiên, cõi trời và a-tu-la.
Tiên là những chúng sinh trên loài người, nhưng không nương theo giới định tuệ, không biết tam-ma-đề, lại riêng tu theo vọng niệm, để tâm củng cố hình hài, vào trong rừng núi, những chỗ người ta không đến được, thành mười thứ tiên. Mười thứ tiên như sau:
“A Nan, các chúng sinh kia, kiên cố dùng đồ bổ mà không dừng nghỉ, khi đạo ăn được thành tựu, thì gọi là Địa hành tiên.
Kiên cố dùng cỏ cây mà không dừng nghỉ, khi đạo thuốc được thành tựu, thì gọi là Phi hành tiên.
Kiên cố dùng kim thạch mà không dừng nghỉ, khi đạo hóa chất được thành tựu, thì gọi là Du hành tiên.
Kiên cố làm những động tác mà không dừng nghỉ, khi khí tinh được thành tựu, thì gọi là Không hành tiên.
Kiên cố luyện nước bọt mà không dừng nghỉ, khi nhuận đức được thành tựu, thì gọi là Thiên hành tiên.
Kiên cố hấp thụ tinh hoa mà không dừng nghỉ, khi hấp thụ được thành tựu, thì gọi là Thông hành tiên.
Kiên cố làm thuật phù chú mà không dừng nghỉ, khi thuật pháp được thành tựu, thì gọi là Đạo hành tiên.
Kiên cố chuyên chú tâm niệm mà không dừng nghỉ, khi chuyên niệm được thành tựu, thì gọi là Chiếu hành tiên.
Kiên cố về thủy hỏa giao cấu mà không dừng nghỉ, khi cảm ứng được thành tựu, thì gọi là Tinh hành tiên.
Kiên cố tập luyện biến hóa mà không dừng nghỉ, khi giác ngộ được thành tựu, thì gọi là Tuyệt hành tiên”.
“A Nan, các vị ấy đều ở trong loài người mà luyện tâm, tuy không tu chính giác, nhưng riêng được lẽ sống, thọ ngàn vạn tuổi, nghỉ ở trong núi sâu hoặc trên đảo giữa bể cả, cách tuyệt chỗ người ở; đó cũng là vọng tưởng luân hồi lưu chuyển. Nếu không tu phép Tam muội, thì khi quả báo hết rồi, trở lại tản vào trong lục đạo”[1].
Tiên là những người bỏ chốn thế gian ồn náo, vinh hoa phú quý, danh lợi thị phi, ẩn mình trong hang, trong núi, hải đảo, nơi mà loài người không đến được để tu theo những pháp củng cố hình hài, trường thọ sống lâu, chớ không tu tập theo giới định tuệ.
Do tu nhân riêng biệt thành quả hư vọng, do tu luyện pháp trường sanh nên tiên cũng có thần thông, khinh an, sống thọ, nhưng dù có thọ đến đâu thì tiên vẫn còn bị chi phối bởi luật sanh tử và cũng có ngày thân này phải tan mà đọa lạc.
1. Địa hành tiên: đồ bổ của những người tu tiên, chỉ có họ mới biết với nhau, mình mà dùng nhiều đồ bổ thì nó thành độc, phải có những món thuốc đặc biệt. Một số vị kiên cố dùng đồ bổ, chuyên dùng những loại chất bổ không dừng nghỉ. Khi chất bổ này thành tựu thì vị tiên đó đi trên mặt đất rất nhẹ nhàng vậy.
2. Phi hành tiên: vị này nếm theo vị của từng loại cỏ cây, biết loại nào trị bịnh nào, loại dược thảo nào dùng vào khiến cơ thể khoẻ mạnh, khoan khoái, bình an. Như các ông lang thầy thuốc, cắt, phơi khô hay sao cây cỏ lên, rồi nghiền nát thành bột, bào chế dùng để trị bịnh. Cũng thế do chuyên dùng cỏ cây, các loại thuốc dược thảo nên cơ thể các vị tiên rất khoan khoái an ổn. Và tiên luyện như vậy liên tục, không dừng nghỉ. Khi thuốc này thành tựu thì tiên phi hành như bay, đi như bay.
3. Du hành tiên:     trong đá có nhiều loại ngọc, vàng, kim khí, đá ngọc rồi tiên mài, nấu, ngâm, bào chế các chất này thế nào đó để họ dùng được. Kiên cố bền tâm lâu dài dùng các loài bào chế này không dừng nghỉ. Khi công phu thành tựu thì vị này sẽ đi nhanh như chạy, để thấy cái khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cứng cáp của cơ thể.
Ở đỉnh núi Thị vải, Bà-rịa, Vũng Tàu, có một người sống ở đấy. Chỗ ở của ông chỉ là một cái lều, nằm ngủ ở trên một cái chõng và trồng mấy cây bắp rau để ăn. Ông làm nghề đi gánh thuê buôn bán dưới chân núi. Thế cho nên buổi sáng ông phải từ đỉnh núi đi xuống chợ gánh thuê để lấy tiền sinh sống. Đến chiều xong việc rồi lại lên núi tiếp.
Từ chân núi đến đỉnh núi là chúng ta phải trèo hì hục mất cả ngày, nhưng chân ông bước nhanh như chạy thoăn thoắt như thỏ mà không bám vào đâu cả, thoáng một cái ông đã đến đỉnh núi rồi. Chắc là kiếp trước ông có tu tiên, được quả du hành tiên này nên kiếp này thật lạ lùng là lên đỉnh núi mà ở một mình yên tĩnh và đi nhanh như chạy.
4. Không hành tiên: kiên cố bền chí hoạt động, tập thể dục có phương pháp, những động tác có bài bản. Tập như thế không ngừng, như đây đã nói hai chữ kiên cố, thì mới hy vọng thành công, chứ không phải là dễ được. Khi phương pháp tập khiến cho cơ thể nhẹ mạnh này được thành tựu, vị tiên này đi được ở trong hư không, đi như thoảng qua gió mà mình không hay.
5.Thiên hành tiên: kiên cố luyện nước bọt không dừng nghỉ. Nước bọt rất bổ và chuyên dùng luyện. Khi nhuận đức này thành tựu thì vị này gọi là Thiên hành tiên.
6. Thông hành tiên: kiên cố hấp thụ tinh hoa không dừng nghỉ. Buổi sáng, trưa, chiều, tiên hướng về mặt trời nhìn đăm đăm vào mặt trời để thâu cái tinh khí của mặt trời. Khi luyện thành tựu thì vị này gọi là Thông hành tiên.
7. Đạo hành tiên: kiên cố luyện những loại phép thuật phù chú bay loạn không dừng nghỉ. Khi thuật pháp được thành tựu thì gọi là Đạo hành tiên.
8. Chiếu hành tiên: kiên cố chuyên chú tâm niệm không dừng nghỉ. Các vị này cũng có phép thuật của họ, chuyên một câu nào đó khi thành tựu thì thành Chiếu hành tiên có ánh sáng chiếu quanh tiên.
9.Tinh hành tiên: thủy hỏa giao cấu giao nhau không dừng nghỉ. Khi cảm ứng được thành tựu thì gọi là Tinh hành tiên.
10. Tuyệt hành tiên: kiên cố tập luyện biến hoá không dừng nghỉ. Khi thành công mà đây tiên gọi là giác ngộ thì thành Tuyệt hành tiên.
Như vậy, tiên cũng có từng danh hiệu riêng nhau. Tu tiên nhưng mỗi người tu mỗi cách, ở đây Phật nói cho chúng ta biết là có mười loại tiên.
Mỗi vị tiên, Đức Phật đều nhắc lại hai chữ kiên cố tức phải có công phu tinh tấn không dừng nghỉ. Những việc tu luyện này phải bền tâm lâu dài và mắc công, chứ không qua loa cho xong mà được đâu. Kiên cố và có tâm luyện tập, tiên phải hơn mình vì có tinh thần, sức khoẻ và sống thọ, nhưng cũng không phải là tiên không chết. Hết phước, hết thọ rồi thì tiên cũng đọa, nên Đức Phật cũng khuyên chúng ta không nên nguyện tu theo những hạnh này, vì  còn lẩn quẩn trong tam giới.

CÕI TRỜI DỤC GIỚI (còn dục)
A Nan, các người thế gian, không cầu đạo thường trụ, chưa có thể rời bỏ được sự ân ái với vợ mình, nhưng tâm không buông lung trong việc tà dâm, do tâm đứng lặng sinh ra sáng suốt, sau khi mệnh chung ở gần với mặt trời, mặt trăng; một loài như thế, gọi là Tứ Thiên Vương Thiên.
Đối với vợ mình, dâm ái ít ỏi, trong lúc tịnh cư, không được toàn vị, thì sau khi mệnh chung, vượt ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ở trên chóp nhân gian; một loài như thế, gọi là Đao Lợi Thiên.
Gặp cảnh dục tạm theo, bỏ đi không nhớ nghĩ, ở trong nhân gian, động ít, tĩnh nhiểu, thì sau khi mệnh chung, sáng rỡ ở yên trong cõi hư không, ánh sáng mặt trời, mặt trăng không soi đến được; và những người ấy tự mình có ánh sáng; một loài như thế, gọi là Tu Diệm Ma Thiên.
Lúc nào cũng tĩnh, nhưng khi có cảm xúc đến bên mình, chưa chống đối được, thì sau khi mệnh chung, lên trên chỗ tinh vi, không tiếp với những cảnh nhân thiên cõi dưới, cho đến gặp hoại kiếp, tam tai cũng không đến nơi; một loài như thế, gọi là Đâu Suất Đà Thiên.
Chính mình không có tâm dâm dục, chỉ đáp ứng với người khác mà làm, trong lúc phô bày, vô vị như ăn sáp, thì sau khi mệnh chung, vượt lên sinh vào cảnh biến hóa; một loài như thế, gọi là Lạc Biến Hóa Thiên.
Không có tâm thế gian, chỉ đồng với thế gian mà làm việc ngũ dục; trong lúc làm việc ấy, rõ ràng là siêu thoát, thì sau khi mệnh chung, vượt trên tất cả những cảnh biến hóa và không biến hóa; một loài như thế, gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.
A Nan, sáu cõi trời như thế, hình thức tuy khỏi động, nhưng tâm tính còn dính dấp; từ các cõi ấy trở xuống, gọi là Dục Giới[2].
Dục giới là những vị này chưa rời bỏ được ân ái, dục nhiễm. Họ tu thập thiện, thiền định, bố thí nhưng vẫn còn dục nhiễm. Tùy theo lòng dục giảm nhẹ đến đâu thì ở trên cõi trời cao đến nấy. Các vị trời dục giới thân hình tuy không động nhưng tâm còn dấu vết. 
Từ cõi trời dục giới thứ sáu trở xuống là từ cõi Tha hoá tự tại thiên trở xuống vẫn còn bị tam tai tức cõi dục giới còn tam tai. Tam tai: có lửa (vì có dục nên còn lửa), gió (thổi tan xác đi), bão lụt (nước nhận chìm).
Cõi dục giới thứ sáu là cõi trời Tha hoá tự tại thiên: chỉ đồng thế gian mà làm việc ngũ dục. Như chúng ta không thiết ăn nhưng đến bữa cơm vẫn vào ngồi ăn mà không có cảm giác gì. Tuy là đáp ứng vợ chồng nhưng dục cảm vô vị tức tâm vị trời này không thiết tha nữa, nên siêu thoát.
Từ trạng thái chán dục này mới bước lên cõi trời sắc giới là không còn dục nữa.
Đức Phật khi sắp thành Phật rồi mà ngài ở cõi trời Dục giới là một cõi rất thấp trong các cõi trời. Voi trắng sáu ngà từ cung trời Đâu Suất thiên (cõi thứ tư của dục giới) giáng trần. Thật ra đây là Đức Phật hiện thân ở cõi trời Đâu Suất chứ không phải bị nghiệp lực và đọa ở cảnh ấy. Vì nguyện lực, bồ tát mới hiện thân ở cõi ấy. Tương lai Đức Phật Di Lặc cũng từ Đâu Suất xuống ta bà.
Các đức Phật vì nguyện lực giáng sanh xuống trần, khi tái sanh đều giáng sanh vào dòng thắng lưu có phước đức tức là dòng thù thắng, tức là cõi trời hoặc ngài sanh vào dòng quý phái Thích Ca vua chúa sát-đế-lợi là giới quan quyền thượng lưu trong xã hội, còn nghèo hèn tầm thường gọi là hạ lưu.
Tu nhân gì để về cõi Đâu suất? Phải có thiền định, phải có thập thiện, tâm dục nhẹ.
Đâu Suất nội viện khác với Đâu suất là thế nào?
Đối với những tầng trời sắc và vô sắc, những cõi trên, thì Đâu Suất hãy còn nặng nghiệp lắm.
Nội viện Đâu suất là những vị có duyên với Đức Phật Di Lặc. Viện là chỗ an trú viện của Đức Phật Di Lặc. Người nào có duyên, có nguyện chịu sự giáo hoá của Đức Phật Di Lặc thì chọn cõi Đâu suất nguyện về vì có Đức Phật Di Lặc giảng pháp. Đức Phật Thích Ca cũng ở đấy để giảng pháp. Giảng Thắng Pháp tập yếu luận cho mẫu hậu Ma-ya trong bảy ngày.

CÕI TRỜI SẮC GIỚI (ly dục)
A Nan, tất cả những người tu tâm trong thế gian, không nhờ Thiền na, thì không có trí tuệ.
Người nào giữ được cái thân không làm việc dâm dục, trong lúc đi, lúc ngồi, đều không nghĩ  nhớ, lòng ái nhiễm không sinh, không còn ở trong Dục Giới, thì bản thân liền được làm phạm lữ; một loài như thế, gọi là Phạm Chúng Thiên.
Tập quán ngũ dục đã trừ rồi, tâm ly dục hiện ra, vui vẻ thuận theo các luật nghi, thì người đó liền có thể thực hành những phạm đức; một loài như thế gọi là Phạm Phụ Thiên.
Thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, uy nghi không thiếu, cấm giới trong sạch, lại có thêm trí sáng, thì người đó liền được thống lĩnh phạm chúng, làm Đại Phạm Vương; một loài như thế gọi là Đại Phạm Vương.
A Nan, ba loài tốt đó, tất cả khổ não không bức bách được; tuy không phải chân chính tu phép Tam ma đề của đạo Phật, nhưng trong tâm thanh tịnh, những lầm lạc của Dục Giới không lay động được, nên gọi là Sơ Thiền.
A Nan, thứ nữa, các hàng Phạm Thiên khi thống lĩnh phạm chúng, lại tu tập phạm hạnh được viên mãn, làm cho tâm đứng lặng không lay động, và do sự đứng lặng ấy, sinh ra sáng suốt; một loài như thế gọi là Thiểu Quang Thiên.
Hào quang sáng suốt thêm nhiều, chói sáng không cùng, ánh vào thập phương thế giới đều thành trong sáng như ngọc lưu ly; một loài như thế, gọi là Vô Lượng Quang Thiên.
Nắm giữ hào quang viên mãn, tạo thành giáo thể, phát ra sự giáo hóa thanh tịnh, ứng dụng không cùng; một loài như thế, gọi là Quang Âm Thiên.
A Nan, ba loài tốt ấy, tất cả lo buồn không bức bách được; tuy không phải chân chính tu hành phép Tam ma đề của đạo Phật, nhưng trong tâm thanh tịnh, những lầm lạc thô động đã dẹp xuống, nên gọi là Nhị thiền.
A Nan, những loài trời như thế, khi dùng hào quang viên mãn làm việc giáo hóa, do sự giáo hóa càng rõ lẽ nhiệm mầu, phát ra hạnh tinh tiến, thông với cái vui yên lặng; một loài như thế gọi là Thiểu Tịnh Thiên.
Cảnh thanh tịnh hiện tiền, dẫn phát không có bờ bến, thân tâm được khinh an, thành cái vui yên lặng; một loài như thế gọi là Vô Lượng Tịnh Thiên.
Thế giới và thân tâm, tất cả hoàn toàn thanh tịnh, đức thanh tịnh được thành tựu, cảnh giới thù thắng hiện tiền, dồn về vui yên lặng; một loài như thế gọi là Biến Tịnh Thiên.
A Nan, ba loài tốt đó, đầy đủ công hạnh đại tùy thuận, thân tâm yên lặng, được cái vui vô lượng; tuy không phải chân chính được phép Tam ma đề của đạo Phật, nhưng trong tâm yên ổn, hoan hỷ được đầy đủ, nên gọi là Tam Thiền.
A Nan, lại nữa, những loài trời đó, thân tâm không bị bức bách, nguyên nhân của khổ đã hết, lại xét cái vui không phải thường trụ, lâu rồi cũng phải tiêu tan, nên cả hai tâm khổ và vui, đồng thời đều phóng xả; những tướng thô nặng đã diệt, thì phúc thanh tịnh sinh ra; một loài như thế, gọi là Phúc Sinh Thiên.
Tâm phóng xả được viên mãn, sự nhận hiểu cao xa càng thanh tịnh; trong cái phúc không gì trở ngại đó, được sự tùy thuận nhiệm mầu cùng tột vị lai; một loài như vậy, gọi là Phúc Ái Thiên.
A Nan, từ cõi trời đó, có hai đường trẽ : Nếu dùng cái tâm sáng suốt thanh tịnh vô lượng trước kia, mà tu chứng an trụ nơi phúc đức viên mãn sáng suốt, thì một loài như thế, gọi là Quảng Quả Thiên.
Nếu nơi cái tâm trước kia nhàm chán cả cái khổ và cái vui, lại nghiền ngẫm cái tâm phóng xả, tiếp tục không ngừng, đi đến cùng tột sự phóng xả, thân tâm đều diệt hết, ý nghĩ bặt mất, trải qua năm trăm kiếp, người ấy đã lấy cái sinh diệt làm nhân, thì không thế phát minh tính không sinh diệt, nên nửa kiếp đầu thì diệt, nửa kiếp sau lại sinh; một loài như thế gọi là Vô Tưởng Thiên.
A Nan, bốn loài tướng tốt ấy, tất cả những cảnh khổ, vui trong thế gian không lay động được; tuy không phải là chỗ bất động chân thật của đạo vô vi; song, nơi cái tâm hữu sở đắc, công dụng đã thuần thục, nên gọi là Tứ Thiền.
A Nan, trong đó, lại có năm bậc Bất Hoàn Thiên, các vị này đã diệt hết tập khí chín phẩm tư hoặc trong cõi dưới rồi, khổ, vui không còn, bên dưới không có chỗ ở, nên an lập chỗ ở nơi chúng đồng phận của tâm phóng xả.
A Nan, khổ, vui cả hai đều diệt, không còn tâm niệm ưa ghét; một loài như thế, gọi là Vô Phiền Thiên.
Tự tại phóng xả, không còn năng xả, sở xả; một loài như thế, gọi là Vô Nhiệt Thiên.
Khéo thấy thế giới mười phương thảy đều đứng lặng, không còn tất cả những cấu nhiễm trầm trọng của trần cảnh; một loài như thế, gọi là Thiện Kiến Thiên.
Tri kiến thanh tịnh hiện tiền, sử dụng được không ngăn ngại; một loài như thế, gọi là Thiện Hiện Thiên.
Quán sát rốt ráo các cực vi, cùng tột tính của sắc pháp, vào tính không bờ bến; một loài như thế, gọi là Sắc Cứu Kính Thiên.
A Nan, những bậc Bất Hoàn Thiên đó, chỉ riêng bốn vị Thiên Vương Tứ Thiền được có kính nghe, nhưng không thể thấy biết; cũng như hiện nay, có các thánh đạo trường nơi rừng sâu đồng rộng thế gian, đều là những nơi trụ trì của các vị A La Hán, nhưng những người thô thiển thế gian không thể thấy được.
A Nan, mười tám loài trời đó, tâm thường ở trong định, không dính dáng với trần cảnh, song chưa hết cái lụy của hình hài; từ đó trở về, gọi là Sắc Giới[3].

Chúng ta có thể hiểu các cõi trời sắc giới như sau:
Sơ thiền: Phạm chúng thiên, Phạm Phụ Thiên. Đại Phạm Thiên.
Nhị thiền: Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang thiên, Quang Âm Thiên.
Tam thiền: Thiểu Tịnh thiên, Vô Lượng Tịnh thiên, Biến Tịnh thiên.
Tứ thiền: Phước Sanh Thiên, Phước Ái thiên, Quảng Quả thiên và Vô Tưởng thiên.
Ngũ Tịnh Cư Thiên:     Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt thiên, Thiện Kiến thiên, Thiện Hiện thiên, Sắc Cứu Cánh thiên.
Cõi sơ thiền tuy không phải chánh định, nhưng không có nhiễm, không có những lỗi lầm như của dục giới nên thoát được các khổ não. Các vị này đã thoát những dục tâm, ngũ dục (sắc thanh hương vị xúc) tuy nhiên họ vẫn còn cái lụy hình hài, nên gọi cõi sắc.
Như vậy, vừa lên đến sơ thiền là bắt đầu hết lòng dục.
Lên nhị thiền thì thoát ly được các ưu thụ, trong tâm thanh tịnh. Tất cả tuy không tu chánh định nhưng đã uốn dẹp được các thô lậu tức lầm lạc thô thiển.
Rồi lên đến cõi tam thiền thì rời bỏ được cái hỷ thọ ở nhị thiền, được cái vui khinh an vô lượng, nên thân tâm cho đến cảnh giới thảy đều thanh tịnh. Trong Phật giáo hay ví vui như vui ở cõi tam thiền.
Cõi tứ thiền đã thoát ly được các cảnh khổ, vui thế gian, nên tuy không phải là chánh định, nhưng trong tâm đã có chỗ sở đắc, công phu cũng đã bắt đầu thuần thục và phước báo cũng cao.
Các vị này tham, sân, si không hiện lên được, nếu loại bỏ được thì chứng A-la-hán, có định lực hàng phục được, nhưng còn ở trong đường luân hồi vì vẫn còn trụ pháp, trụ sắc thân.

CÕI TRỜI VÔ SẮC GIỚI (ly sắc thân)
Lại nữa, A Nan, từ chỗ cao nhất của Sắc giới, lại có hai đường trẽ. Nếu nơi tâm phóng xả, phát minh được trí tuệ, trí tuệ sáng suốt viên thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A La Hán, vào Bồ Tát thừa; một loài như thế, gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.
Nếu nơi tâm phóng xả, khi thành tựu được sự phóng xả rồi, lại cảm thấy cái thân làm ngăn ngại và tiêu cái ngăn ngại ấy vào hư không, thì một loài như thế gọi là Không xứ.
Các chất ngại đã tiêu trừ rồi, nhưng không diệt được cái vô ngại, trong đó chỉ còn thức A lại da và còn nguyên vẹn phần nửa vi tế của thức Mạt na; một loài như thế, gọi là Thức xứ.
Sắc và không đã hiết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt trừ, mười phương vẳng lặng, không còn gì nữa; một loài như thế, gọi là Vô sở hữu xứ.
Thức tính vốn không lay động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong chỗ không thể hết, phát minh nhận cho là hết, nên hình như còn, mà không phải còn, hình như hết, mà không phải hết; một loài như thế, gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Bọn này xét cùng cái không, nhưng không tột lý không; nếu từ thánh đạo cõi trời Bất Hoàn mà xét cùng, thì một loài như thế, gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán. Nếu từ cõi trời Vô Tưởng và ngoại đạo mà xét cùng cái không, không biết trở về, mê lầm không nghe chính pháp, thì sẽ vào trong luân hồi.
A Nan, trên các cõi trời đó, mỗi mỗi đều là những phàm phu hưởng sự báo đáp của nghiệp quả và khi sự báo đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong luân hồi. Thiên vương các cõi kia, thường là Bồ Tát, dùng Tam ma đề mà lần lượt tiến lên, hồi hướng về đường tu hành đạo Phật.
A Nan, những cõi trời Tứ Không đó, thân tâm diệt hết, định tính hiện tiền, không có sắc pháp của nghiệp quả; từ đó đến cuối cùng, gọi là Vô Sắc Giới.
Bọn đó, đều do không rõ Diệu giác minh tâm, chứa nhóm cái vọng, mà giả dối phát sinh ra ba cõi, giả dối theo bảy loài trong đó, mà chìm đắm và cá thể thụ sinh cũng theo từng loài[4].
Các vị này chẳng những thọ mà đến tưởng cũng không, nhưng còn ở trong hành ấm. Coi như lạc ở Vô sắc rồi thì không còn trần tướng, hôn trầm, ngũ trược, căn cảnh đối nhau.
Dục giới:   còn dục và còn sắc,
Sắc giới:    hết dục nhưng còn sắc,
Vô sắc giới: không dục và không sắc và những cõi này xa xôi lắm, không biết gì. Ở trong định lực thấy không, thấy huyễn, nhưng không nắm được lý không để nhận được tánh chân không, thành ra trụ vào cái không không đó, khi hết định lực thì đọa xuống nên vẫn còn luân hồi.

Các vị này vẫn còn thức mạt na vi tế và chưa biết rõ đường đi tam-ma-đề. Các ngài ở cõi vô sắc giới xả được phần thô mà chưa xả được phần vi tế vì không biết làm sao mà xả. Còn thân là còn chướng ngại, các ngài không còn thân nữa nhưng còn vô ngại, còn trụ định là ta. Bởi vì thức a-lại-da tuy nó vô ngại nhưng nó vẫn còn chấp trì. Nên các vị này vẫn còn thức thực và tư thực trong bốn thực (như đã nói ở phần tam tiệm thứ), vẫn còn thức chấp duy trì mạng vị.

CÕI A-TU-LA
Lại nữa, A Nan, trong ba cõi trời ấy, còn có bốn giống A tu la.
Nếu từ loài quỷ, do sức bảo hộ chính pháp, được thần thông vào hư không, thì giống A tu la này, từ trứng sinh ra, thuộc về loài quỷ.
Nếu từ cõi trời, đức kém phải sa đọa, chỗ ở gần với mặt trời, mặt trăng, thì giống A tu la đó, từ thai sinh ra, thuộc về loài người.
Có chúa A tu la, nắm giữ thế giới, sức mạnh đến chỗ không phải sợ ai, có thể tranh quyền với Phạm Vương, Đế Thích và Tứ Thiên Vương; giống A tu la này, nhân biến hóa mà có, thuộc về loài trời.
A Nan, riêng có một số A tu la thấp kém, sinh ra trong lòng biển lớn, lặn trong thủy huyệt, ban ngày đi chơi trên hư không, tối về ngủ dưới nước; giống A tu la này, nhân thấp khí sinh ra, thuộc về loài súc sinh.
A-tu-la là loài quỷ thần hay còn gọi là phi thiên (không phải các vị trời như vừa nêu trên). Tuy a-tu-la có thần thông biến hoá, nhưng còn nhiều lòng sân hận, tranh đấu hơn thua sát phạt nên không được lên cõi trời.
Có bốn loại a-tu-la:
1. A-tu-la trời (do hoá sanh),
2.     A-tu-la người (do thai sanh),
3.     A-tu-la quỷ (do noãn sanh),
4.     A-tu-la bàng sanh (do thấp sanh).
Trong vòng luân hồi, Đức Phật minh họa hình ảnh a-tu-la là tay cầm cung tên, đao gươm và đánh chém tranh hơn tranh thua sát phạt với nhau.[5]
Đây là những cõi tu nhân riêng biệt mà gặt quả hư vọng nên còn luân hồi.

6 cõi Luân Hồi là gì ?

Sau khi qua đời, "Hồn" hay Thân trung ấm sẽ chuyển vào một trong 6 cõi tùy theo Nghiệp mà khi còn sống đã tạo nên. Dưới đây là tính cách của 6 cõi mà kinh sách gọi là Lục Đạo.
Luân là bánh xe; hồi là xoay tròn; luân hồi là sự xoay chuyển , lên xuống của mỗi chúng sinh trong 6 cõi, khi đầu thai cõi này, khi đầu thai cõi khác, tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng. Hình ảnh bánh xe xoay tròn là hình ảnh rất rõ ràng mà Phật dùng để chỉ sự xoay chuyển, lên xuống ấy.

SÁU CÕI LUÂN HỒI LÀ GÌ ?

1. Cõi Trời (chư thiên, thần tiên có phép thuật, hình dáng oai nghiêm hơn con người):
Là nơi thanh thoát an vui. Những người khi sống làm điều phước thiện tốt lành cũng như những đời trước đó đã tạo phước đức, tu niệm chân chánh thì khi chết sẽ vào nơi đây. Cảnh trí ở đây trong sáng tươi vui, không có sự lo buồn, tức giận, đau khổ hay chán chường. Cõi trời có cả thảy 26 cõi bao gồm: 6 cõi thuộc về dục giới, 16 cõi thuộc về sắc giới và 4 cõi thuộc về vô sắc giới. Nói về chi tiết thì cõi Trời rất rộng lớn chia ra nhiều tầng và mỗi tầng ứng với những cấp độ khác nhau về nghiệp lành ( phân chia theo mức độ phước báo).
Mẹ của thái tử Tất Đạt Đa, sau khi sinh ra Thái tử, nhờ phước báo sinh ra một vị Phật tương lai nên sau 7 ngày lìa bỏ thân người, thác sinh lên cung trời Đao Lợi. Bồ Tát Di Lặc hiện nay cũng ở trên cung trời Đâu Suất giáo hoá, chờ đủ nhân duyên để xuống giáo hoá nơi cõi Ta Bà này. Để sinh lên cõi trời cần giữ ít nhất 10 giới. Để sinh vào các tầng trời cao (phân chia theo phước báo chứ không phải độ cao vật lý) cần tu tập thêm thiền, nhập sơ thiền tới tứ thiền, rồi đến thiền phi tưởng xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ ...Màu sắc ở cỏi trời tỏa sáng, có nơi rực rỡ vì là cõi của Chư Thiên.
Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại hoặc bị đọa vào các cõi dưới.

2. Cõi Người (ta bà hay gọi là thế giới loài người):
Là nơi dành cho những ai mà Nghiệp tạo ra trước khi chết được xem là nghiệp lành - dĩ nhiên không phải ai cũng đều tạo nghiệp lành nhiều hơn nghiệp ác. Chi tiết thì cõi người lại chia thành nhiều quốc gia và nhiều dân tộc khác nhau, vì thế nên tuy vào nghiệp mà khi tái sinh thành người sẽ có người hạnh phúc người bần hàn, kẻ an vui, người đau khổ, có người được tái sinh vào nước văn minh, có người tái sinh vào nước man di.... nhưng có thể gặp được Chánh pháp mà tu tập giải thoát thành Phật. Đây là cảnh giới của những chúng sinh biết giữ theo Ngũ giới. Do đó kinh sách thường khuyên ta kiếp này được làm người là may mắn hãy cố gắng làm phước đức, tạo nghiệp lành để khi chết đi thành lại kiếp người sống hạnh phúc, an vui, sung sướng.. Màu sắc ở cõi người thường là mây vàng không chói sáng mà sáng đục.
Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại làm người hay sinh lên cõi Trời hoặc bị đọa vào các cõi dưới.

3. Cõi ATULA (hình dáng không oai nghiêm bằng cõi trời nhưng cũng có phép thuật):
Đây là thần thánh tính tình hung hăng nóng nảy, lại thêm tà kiến, si mê, tin theo tà giáo, là cảnh giới của những chúng sinh tạo nhiều nghiệp sân hận; là nơi hiện diện của những linh hồn của những con người mà khi còn sống thường kiêu hãnh vì được nhiều người kính nể do có công tu hành, học hỏi, luyện tập, cố gắng - Tuy nhiên họ lại là người tham danh lợi, thích tiếng khen, tự đắc, huênh hoang. Ví dụ như người tu hành tới cấp cao nhưng lại Tham - Sân - Si, thích tán tụng công đức, mỗi bước đi có lọng tàng che, chung quanh đầy kẻ hầu người hạ, thích được mọi người bái lạy, tôn xưng... Những tánh cách ấy đã tạo thành Nghiệp. Dù họ là người có công với đạo pháp, xây nhiều nơi tu tập cho mọi người nhưng không gột rửa được lòng tham luyến sân si, còn tức giận, nóng nảy được khen thì vui, bị chê thì nổi giận, hay phân biệt giàu nghèo sang hèn. Kinh Sách xưa gọi họ là Người không có phước báu lớn - Vì thế mà khi qua đời phải đọa vào cõi A Tu La. Cõi này gồm có hai tầng: Atula thượng là nơi tự do thoải mái hơn tầng Atula hạ. . Đây là nơi dành cho người nào lúc sống làm được nhiều điều lành nhưng không có phước báu lớn, lòng còn đầy tham luyến ích kỷ.. Còn Atula hạ dành cho người lúc sống làm nhiều điều thiện nhưng vẫn tạo ác nghiệp...Về màu sắc thì cõi Atula thường mơ hồ, phảng phất màu xanh lá cây . . .
Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại hay được sinh về cõi Trời hoặc bị đọa vào các cõi khác.
4) Cõi Địa Ngục (cõi âm, cũng là nơi chịu sự trừng phạt, đọa đày, cực hình):
Cõi này có màu sắc tối mờ hắc ám ghê sợ. Đây là nơi dành cho những linh hồn mà lúc còn sống là những kẻ đại gian ác, vô lương tâm, những kẻ chuyên tàn sát, khủng bố, những kẻ gây tai họa đau thương nghiệt ngả cho vô số đồng loại. Theo Tử Kinh Tây Tạng thì khi Hồn tới một nơi mà cảnh trí nơi đó tối tăm thấp thoáng những căn nhà màu đen, trắng xen kẻ, hay lẫn lộn kề bên những hố sâu thăm thẳm thì đó chính là cõi địa ngục.
Sau khi chết tùy theo nghiệp lực còn hay hết mà được tái sinh trở lại làm người hay phải đọa là súc vật hoặc quỷ đói.

5. Cõi Súc Sinh ( thế giới động vật):
Đây là cõi giới của những loài động vật, những loài thú vật, vì ngu si nên bị người ta đánh đập hoặc bị giết thịt , là cảnh giới của những chúng sinh tạo nhiều nghiệp si mê ... Những kẻ lúc sống ở thế gian chuyên chạy theo vật chất, ham muốn xác thân, những kẻ chuyên mua bán các loại cần sa, bạch phiến, hút xách, chứa chấp, chiêu dụ, bắt cóc đàn bà con gái hãm hiếp hay bắt làm gái chốn lầu xanh, làm việc đại gian đại ác - Theo Tử Kinh Tây Tạng thì người mới chết khi "hồn" còn ngơ ngác thấy những vùng đất trải dài đầy hang lỗ, động đá thế là hồn đang ở ngưỡng cửa của cõi Súc sanh - Màu sắc cõi này màu xám mờ mờ.
Ở cõi này cái chết thường kết thúc bi thảm do loài này ăn thịt loài kia một cách dã man.
Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo trước đó tốt hay xấu mà được chuyển kiếp hoặc lại bị đọa trở lại cõi này.

6. Cõi Ngạ Quỷ (nơi bị đọa làm quỷ đói chịu vô lượng khổ):
Đây là cõi giới của những linh hồn mà khi còn sống đã rất tham lam, gian manh xảo quyệt, hối lộ tham nhũng, vơ vét của công giết người, cướp của nhất là của từ thiện làm của riêng mình, đặc điều vu khống cho người vô tù rồi ăn hối lộ thả ra hay tự khảo người để đoạt tình, đoạt tiền của... thấy người đói khát mà lòng không mảy may thương xót còn đánh đập xua đuổi. Màu sắc nơi cõi nga quỷ là màu đỏ bầm dữ tợn. Phước báo ít, chịu khổ nhiều. Cũng có nhều loại ngã quỷ, nhưng ngã quỷ có một đặc điểm chung là phải chịu đói khát. Mẹ ngài Tôn giả Mục Kiền Liên, do nghiệp tham lam bỏn sẻn đã từng sinh vào cõi Ngã quỷ (kinh Vu Lan).
Cõi này là cõi thê thảm nhất, khổ cực nhất trong 6 cõi. Địa Tạng Bồ Tát thường ghé qua cõi này để bố thí, cứu khổ cứu nạn mong luân chuyển nghiệp chướng cho những sinh linh tội lỗi, lầm lạc có cơ hội hồi hướng chuyển sang cõi khác.

* Theo các Lạt Ma Tây Tạng thì khi chết linh hồn người chết sẽ chuyển vào cõi giới nào đó và tùy theo tâm thức mà họ thấy được hình dáng, màu sắc sự vật nơi họ đến. Ngoài ra, tùy theo lòng tin vào tôn giáo của mình lúc còn sống như đối với những người theo Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay Bà La Môn họ... sẽ thấy cảnh trí trước mắt theo tâm thức riêng của tôn giáo họ đã qua Kinh sách từng đọc ví dụ.. người theo Thiên Chúa giáo họ có thể thấy Chúa Jesus, Đức Mẹ, hoặc thấy các Thiên Thần bay lượn hay sự xuất hiện của ác Thần, của Thiên sứ hay Quỷ Sa Tăng vân vân...

GÂY RA NHỮNG NGHIỆP NHÂN GÌ MÀ LUÂN HỒI VÀO LỤC ĐẠO ?
- Địa ngục: do tạo nhiều nghiệp ác nặng nề, phạm vào một trong các tội Ngũ nghịch ( giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá sự hòa hợp của Tăng chúng và làm thân Phật chảy máu hoặc không cung kính, làm ô uế hình tượng Phật), làm những điều trái ngược với luân thường đạo lý.
- Ngạ quỷ: do tạo nhân ham lam, bủn sỉn, không biết bố thí, giúp đỡ người khác, hoặc trộm cắp, cướp đoạt.
- Súc sinh: do tạo nhân si mê, sa đọa, không phân biệt tốt xấu, tin theo tà kiến.
- A-tu-la: do tạo nhân sân hận, hiếu chiến, thường giận dữ gây gổ. Thế nên những người làm nhiều việc thiện mà không trừ được tâm sân hận vẫn phải sinh vào cõi A-tu-la.
- Cõi Người: nhờ biết tu tập giữ theo Ngũ giới.
- Cõi Trời: nhờ biết tu tập Thập Thiện Nghiệp.

CON NGƯỜI CÓ VƯỢT QUA SÁU CÕI LUÂN HỒI ĐƯỢC KHÔNG ?
Con người có thể vượt qua 6 cõi Luân Hồi bằng cách tu hành đến những quả vị cao hơn như quả vị Bồ Tát, quả vị Phật, không còn luân chuyển trong con đường sinh tử nữa.
Thập Thiện Nghiệp - Mười Nghiệp Lành :

1. Không sát sinh: là không giết hại sinh mạng chúng sinh.
2. Không trộm cắp: là không lấy những gì thuộc về người khác, nếu họ không cho.
3. Không tà dâm : là sống chung thủy với vợ, chồng của mình.
4. Không nói dối: là không nói sai sự thật.
5. Không nói thêm bớt: là không nói thêm điều này, bớt điều kia.
6. Không nói hai chiều: là không đến chỗ này nói thế này nói thế nọ, đến chỗ khác lại nói thế kia gây chia rẽ, oán hận.
7. Không nói lời ác: là không nói lời thô tục, không trù ẻo kẻ khác.
8. Không tham lam: là không ham muốn quá độ.
9. Không giận dữ: là không tức tối hay giận hờn người khác.
10. Không si mê: là không mê mờ, ngu si, mà sáng suốt, trí tuệ.
Lợi ích của việc thực hành 10 điều lành

Thực hành được 10 điều lành, chúng ta sẽ có lợi ích như sau:

- Về thân: sống trường thọ, vợ chồng hạnh phúc, của báu dồi dào, không bị ai xâm đoạt.

- Về miệng: lời nói có giá trị, mọi người kính tin, không bị vu khống, giữ gìn được kho tàng chánh pháp.

- Về ý: được mọi người yêu mến, tâm bồ đề kiên cố, trí tuệ sáng suốt, đầy đủ hạnh lành, chóng thành tựu đạo quả.
Chúng ta đọc bài này để nắm chắc bản đồ rồi nhắm hướng đi cho cả cuộc đời mình. Biết chắc rằng tạo Nhân gì sẽ đầu thai vào cõi đó, vậy phải chọn lựa hành động, lời nói, ý nghĩ cho cẩn thận. Nếu không thoát khỏi Luân Hồi cũng cố gắng về được 3 cõi lành, tránh xa 3 cõi ác là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh . Thế là đã tốt, rồi sẽ tu tập thêm nữa. Nếu bị sinh vào 3 cõi ác thì xem như rất khó có cơ hội để nghe Phật Pháp, không có cơ hội tu hành.

Trí Châu - Sưu tầm từ nhiều nguồn

Thương về quán trọ

 

Biết rằng anh sẽ buồn
Ngày mai đến nhà tôi
Mong thăm người bạn cũ
Dừng bước chân dầu ngõ
Anh thấy nhà chơ vơ
Không tiếng cười trẻ thơ

Người người như đợi chờ
Một màu lam thương nhớ
Hỏi thăm anh mới biết
tôi lên dường tòng chinh
Giờ tôi nghiệp lính
Đời tôi đã vướng kiếp
phong trần rồi bạn ơi.

Những chiều vui thành phố
Anh có thương tôi đang
gác giặc ngoài biên khu
Hay hành quân rừng sâu
Bàn tay sạm nắng cháy
không còn như ngày xưa

Khoảng thời gian nào đó
Tôi chiếm huy chương xin
phép về nhà thăm anh
Mơ một đêm trời thanh
nằm chung chuyện vãn trút
tâm sự riêng bọn mình

Lúc này nơi quán trọ
Buồn vui có gì không
biên thư kể chuyện nhé
Làm lính oai hùng đó
Nhưng cũng nhiều gian lao
Anh biết rồi tại sao...

Đừng hẹn tôi ngày về
Vì đường xa thiên lý
Đời trai như chiến sĩ
Kinh Kha một lần đi
Bạn anh vì nước
Vì anh vì máu thắm
da vàng người Việt Nam.
 


Chiếc khăn gió ấm




Ở bên kia bầu trời, về đêm chắc đang lạnh dần.
Và em giờ đang chìm trong giấc mơ êm đềm.
Gửi mây mang vào phòng, vòng tay của anh nồng nàn.
Nhẹ nhàng ôm cho em yên giấc ngủ ngon.
Ở bên đây bầu trời, thì mưa cứ rơi hững hờ
Để tim anh cồn cào và da diết trong nỗi nhớ
Dường như anh nhớ về em.

Đk:
Gửi cho em đêm lung linh, và tiếng sóng nơi biển lớn.
Gửi em những ngôi sao trên cao,tặng em chiếc khăn gió ấm.
Để em thấy chẳng hề cô đơn, để em thấy mình gần bên nhau,
Để em vững tin vào tình yêu hai chúng ta.

Rồi cơn mưa đêm qua đi, ngày mai lúc em thức giấc
Nắng mai sẽ hôn lên môi em, nụ hôn của anh ấm áp
Và em hãy cười nhiều em nhé!
Vì em mãi là niềm hạnh phúc.... của anh mà thôi.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Chăm sóc sắc đẹp cho mùa lạnh


Mặc dù đang theo thần tượng tu tập, bớt ăn thịt nhiều, bỏ bớt sân si, tham lam, bỏ bớt tính tự cao tự đại, tự cho rằng mình xinh đẹp, thông minh nhưng Yun vẫn không bỏ được nhiều thứ như tình cảm chẳng hạn, mà đã có dính dáng tới tình cảm thì sẽ phát sinh ra khối thứ ngu xuẩn khác như muốn xinh đẹp (để đi kua đối phương chứ). Thôi thì cứ coi như bước đầu đường tu của Yun là hiểu được lí thuyết đã, còn thực hành thì…từ từ tính sau, hơn nữa Yun cũng đâu muốn trở thành Phật đâu, chỉ cần tâm đừng dao động sân hận như sóng biển là được

Hôm nay Yun chia sẻ một chút bí kíp làm đẹp trong mùa lạnh nhé, làm đẹp tự nhiên, nguyên liệu rẻ tiền và hiệu quả bất ngờ với những người có nhan sắc tơi tả như Yun sau những ngày tháng chạy rông ngoài đường cùng nắng, gió, bụi… Mùa lạnh lại là mùa làm cho chúng ta có nhan sắc tả tơi nhất khi da khô bong tróc, môi nứt nẻ, tóc xơ cứng…

Dành cho da: Lòng trắng trứng gà + vài giọt nướt cốt chanh + 1 muỗng mật ong trộn đều thoa lên mặt sau 15 phút rửa lại bằng nước lạnh sẽ giúp da mịn màng trở lại.

Dành cho tóc: Lòng đỏ trứng gà + vài giọt dầu ô liu trộn đều thoa lên tóc. Lấy một cái khăn lớn nhúng vào nước nóng sau đó quấn lên đầu để giúp hỗn hợp dưỡng tóc thấm sâu vào chân tóc. Khoảng 15 phút thì gội đầu lại với xà bông như bình thường.

Dành cho môi: Bôi một lớp mật ong lên môi có tác dụng dưỡng môi, chống nứt nẻ trong thời tiết lạnh này.

Tác dụng tích cực sau khi làm đẹp này là thấy mình xinh hơn, tóc mềm mại hơn. Tác hại của việc làm đẹp là khi đang ngồi sấy khô tóc và tự sướng với sự mềm mượt của mái tóc đẹp thì cậu em của Yun đi làm về nhảy vào nhà tắm nghe có mùi lạ, tức mùi tanh của trứng gà làm em ấy cằn nhằn với Yun, hahaha. Nói tới việc Yun nổi hứng làm đẹp cũng là vấn đề, ngày thường có bao giờ thèm chăm sóc đâu, dạo gần đây không hiểu sao mụn nổi đầy mặt nhìn như bánh tráng đậu phộng, khổ nỗi là sắp đi gặp anh ấy nữa, kiểu này thiếu tự tin quá nên dành một buổi chiều lọ mọ cho nhan sắc vậy.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Anh à em đã quyết định yêu anh!

Anh à, em là cái loại người hay phân vân, lựa chọn rồi chần chừ cộng thêm nhát gan để từ từ rồi...hết yêu. Em là loại người vậy đó.

Anh à, anh không ngoại lệ đâu, em gặp anh thì dĩ nhiên là muốn đùa giỡn với anh thôi, chứ lúc đó em đang thích người khác mà. Ai kêu anh lại tử tế quá đỗi làm em động lòng kia chứ? Lần đầu tiên em cảm thấy đi với anh thật thú vị, như là đi hẹn hò vậy, dù hai thằng chỉ là đi ngắm cảnh cùng nhau và cũng không có lấy một chút quá đà nào với nhau. Điều đó thực ra em rất ao ước đi cùng người em thích, nhưng vì người ấy không quý trọng tình cảm của em dành cho nên chưa bao giờ em được một lần nào đi chơi chung với người em thích cả. Anh xuất hiện như là một sự bù đắp, làm cho mong ước của em thành hiện thực. Em phát hiện ra rằng luật nhân quả cũng rất đúng trong tình yêu, nghĩa là em yêu chân thành ai đó mà không được đáp lại, thì tình yêu của em không hề biến mất. Anh đã xuất hiện như một giấc mơ còn gì.

Lần đầu em đi thăm anh, xuất phát từ sự nhớ nhung mãnh liệt. Em là người yếu đuối nhưng cũng lý trí. Em đâu dễ bỏ qua mọi thứ, kể cả vung vãi tiền bạc chỉ vì một điều vô ích, nhưng nghĩ tới việc được gặp anh thôi, là em sẵn sàng chấp nhận ăn mì gói cả tháng cũng cam lòng, chỉ cần gặp anh, em sẵn sàng gây cho mình một chút khó khăn rắc rối trong cuộc sống. Còn anh thì sao? Lúc gặp em anh cứ hỏi đi hỏi lại một câu là có phải em sang đây chỉ để thăm anh không. Em phải trả lời rất nhiều lần rằng chỉ đi thăm anh chứ không có việc nào khác. Lúc đó em thấy anh quay mặt đi và cười hạnh phúc. Có phải vì thấy em hâm mà anh cười không anh????

Hôm nay, anh bê nguyên cái lịch làm việc của anh cho em tham khảo, dự tính dành luôn văn phòng làm việc trong trường của anh cho em ở lại để em không mất tiền, anh không muốn em mất quá nhiều tiền bạc chỉ vì đi thăm anh. Em đã đi được thì có thể tự lo hết chi phí cho mình, nhưng được anh quan tâm dĩ nhiên là em vô cùng hạnh phúc. Hi hi hi. Em sẽ suy nghĩ lại lời đề nghị đó, mặc dù em rất sợ nếu sếp anh phát hiện ra có một người lạ ở lại phòng làm việc của anh sẽ kỉ luật anh đấy, em có thể đi tìm chỗ ở cho mình mà, trước đây đi một mình em đều tự lo được, có anh rồi em sẽ ỷ lại mất thôi.

Em hỏi anh có thích thứ này thứ kia không, anh bảo là anh thích mọi thứ. Có thể hiểu theo nghĩa là miễn sao em mang tới thì thứ gì anh cũng thích đúng không anh????? Có thể hiểu như thế được không anh? Hôm trước làn sóng biểu tình khá cao, em sắp sang nên anh rất lo lắng cho em. Em được nước lần tới hỏi anh rằng nếu em gặp rắc rối thì anh có bảo vệ em không. Anh đã trả lời rằng không, để mặc em tự lo lấy (No, let enjoy it). anh biết không, em buồn đến nỗi không ngủ ngon được đấy, thế là em giận không thèm nhắn  tin cho anh luôn. Em rất kì, giận là không bao giờ nói ra đâu, cứ giận âm thầm như thế, cho đến khi số lần giận vượt quá giới hạn là em sẽ xa anh đấy, cho nên người như em rất cần một bàn tay ấm áp giữ em lại.

Hôm nay em hết giận anh rồi, thấy anh hối hả đi làm để thu xếp sắp tới dẫn em đi chơi, anh xin lỗi em vì thời gian em tới lại là lúc anh quá bận, chỉ cần anh nói như thế thôi là được, còn lại em không quan tâm thời gian bên anh nhiều hay ít, miễn là ta sắp xếp để được bên nhau. Anh à, hôm nay em đã quyết định là sẽ yêu anh. Em nói thật đấy, em không dây dưa nữa đâu. Anh có yêu em hay không em mặc kệ, chuyện đó tính sau nhưng em phải yêu anh, vì không phải ai cũng tìm ra một người đáng yêu như anh để yêu đâu nhé. Dù phải yêu đơn phương em cũng cam lòng, em uống thuốc liều rồi anh ạ, đừng cản người vừa uống thuốc anh nhé !!!


Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Một phút phân vân trước cánh cửa tình cảm

Lừng khừng mãi cái chuyện tình cảm cũng là một vấn đề không hay, suy nghĩ chờ cho đến "chín chắn" thì chắc lúc đó Yun cũng kịp hết yêu người ấy rồi nên...kì này Yun chủ động vậy. Dạo này không hiểu sao Yun rất hay mang chuyện tâm tư tình cảm của mình đi tâm sự với cậu em đồng nghiệp hotboy của Yun. Đặc biệt rất kì lạ là những lúc tâm trạng Yun không tốt lại là lúc em ấy xuất hiện chat chit nói chuyện phím và góp ý với Yun, nhờ vậy mà những lúc buồn tâm trạng Yun cũng khá hẳn lên, em ấy thật là dễ thương.  Được Hotboy động viên, Yun càng có quyết tâm làm liều ăn nhiều trong lần đi làm lâm tặc lần này, dĩ nhiên không phải duy nhất Hotboy là người động viên Yun đâu, Thần tượng của tôi và một số bạn bè cũng đang rất quan tâm đến chuyện của Yun và anh chàng CG đấy, hihihi. Nhiều người hậu thuẫn phía sau vậy phải can đảm thôi bạn nhỉ????

Nếu lần này đi làm lâm tặc mà không cưa cẩm được anh ấy thì Yun nghĩ mình cũng không phải việc gì buồn hay đau khổ cả, vì Yun biết sẽ không được suôn sẻ ngay từ lần đầu gặp anh ấy rồi, nhưng vì anh ấy là người có trái tim dịu dàng nên Yun muốn thử một lần, cho mình một cơ hội tốt, không phải lúc nào Yun cũng gặp được một người mà Yun thích như thế đâu, hihi. Mỗi lần nói chuyện điện thoại với anh xong cảm giác có rất nhiều năng lượng để làm việc. Yun nhớ anh chết được. Hôm nay sóng yếu nên điện thoại nghe câu được câu chăng, nhưng dù sao câu cuối cùng là câu Yun muốn nghe thì nghe rất rõ, hahaha. Yun cảm giác rằng cánh cửa tình cảm đã có cơ hội mở được, chỉ cần Yun đẩy cửa đi vào, nhưng sao Yun cứ đứng trước cánh cửa ấy và phân vân nhỉ? Làm gì có sự cản trở nào ngăn cản được Yun, sao Yun vẫn cứ suy nghĩ như 10 năm trước đây, thích được người khác chủ động trước với mình? Anh ấy rụt rè như vầy chắc không có cơ hội nào cho 2 đứa đâu nhỉ? Tình hình chính trị bên anh ấy không được tốt, lịch làm việc của anh lại kín mít luôn, chắc Yun chỉ nói với anh ấy được vài câu rồi đường ai nấy về quá.

Không biết từ lúc nào tâm tư tình cảm đều dành hết cho anh, không như những người khác được gặp người mình yêu quý thường xuyên, mỗi lần nhớ anh chỉ có thể xem hình, gửi tin nhắn, lâu thật lâu 2 người mới gọi điện thoại cho nhau (cả 2 thằng đều keo kiệt tiền điện thoại thì phải), Yun còn tuyên bố với bạn bè rằng việc nấu cháo điện thoại là không cần thiết, vì nếu không được gì có phải mình lỗ vốn nặng với tiền điện thoại không????? Hahahah. Dù xa vắng như thế, nhưng Yun không hề cảm thấy cô đơn hay phải đi kiếm một chàng trai nào đó đi chơi cùng, người nam tính như Yun thì bạn biết rồi đấy, nếu không thích thú Yun chẳng thèm hẹn hò đâu. Mỗi lần nhớ anh thay vì ra ngoài đi chơi với người khác, thì Yun luôn làm ngược lại là về nhà sớm và lọ mọ với những công việc của mình, đi chơi những lúc tâm trạng như thế thực sự không vui tí nào. Khi bạn yêu ai đó thật lòng, bạn sẽ không bao giờ kiếm người khác thay thế được đâu, mọi sự thay thế đều hoàn toàn vô nghĩa.

Trải qua nhiều lần yêu đơn phương, tự nhiên nhận ra mình tình cảm rất rõ ràng. Yêu rất nhiều nhưng đã buông tay là không thể rung động trở lại. Khi nào Yun sẽ hết yêu CG nhỉ? Yun nghĩ đến khi anh ấy có người con gái khác trong trái tim thì Yun sẽ từ bỏ anh ấy, chỉ khi nào CG có bạn gái Yun mới có động lực từ bỏ, còn bằng không Yun sẽ mãi yêu...Anh à, em nhớ anh, nhưng lại không nói được với anh trong điện thoại câu nói đó, em là giống xấu hổ mãn tính mà, ấm ức vô cùng!!!

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Những nguyên tắc chọn chồng tốt

1. Nguyên tắc chung: Ngu thì chết, bệnh tật không tự nhiên sinh ra.

Điều này có nghĩa là đàn ông không "tự dưng xấu". Nhiều bạn lấy làm ngạc nhiên rằng người chồng mình sao trước, và sau khi cưới lại khác đến vậy. Trước kia anh ta dịu dàng, galant, sạch sẽ, còn sau khi cưới anh ta cục cằn, vô học, bẩn thỉu, một sự biến đổi thần kỳ chăng?

Không, cái người đàn ông cục cằn, vô học, bẩn thỉu ấy không tự nhiên sinh ra. Anh ta vẫn ở đó, ở trong cái lớp vỏ dịu dàng sạch sẽ lãng mạn ấy, chỉ có điều bạn không nhận ra thôi. Vì thế, lấy chồng tốt hay chồng xấu không phải là sự may rủi, điều đó phụ thuộc vào chính bạn, và chỉ bạn mà thôi. Bạn chọn đúng, bạn sẽ được hàng tốt, bạn chọn sai, bạn vớ phải hàng dởm. Nếu bạn không biết cách làm "người tiêu dùng thông thái", thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn bị ngộ độc, bị thương tích, bị ốm đau vì chính thứ hàng tự tay mình mang về.

Nếu bạn mua phải một con cá ươn, thì đó là do số phận, hay do bạn đoảng?

Vâng, xin hãy nhớ nguyên tắc đầu tiên: Bệnh tật không tự nhiên sinh ra, ngu thì (phải) chết.

2. Nguyên tắc 2: Yêu là chọn lựa.

Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc: Không tin vào sự lãng mạn nhảm nhí.

Yêu là cái gì? Các bạn nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay đã tô vẽ, thần thánh hóa, huyền bí hóa, ngu xuẩn hóa tình yêu một cách triệt để, nào là yêu là hy sinh, yêu là hết mình, yêu là không biết tại sao yêu thì mới là yêu, yêu là không bao giờ nói lời hối tiếc blah blah... Tín đồ trung thành nhất của những cái tuyên ngôn hũ nút này tất nhiên là các bạn gái.

Các bạn quên mất điều quan trọng.

Nhà văn nhà thơ là những kẻ thần kinh không bình thường, và nói chung là có cuộc sống không bình thường. Họ nhìn, đánh giá, cảm nhận cuộc sống theo một cách khác chúng ta, và thông thường là cực đoan. Họ không có cuộc sống bình thường chính là vì những suy nghĩ, cảm xúc có phần thái quá, lệch lạc đó. Vì thế trừ phi bạn cũng muốn sống như họ, còn không thì đừng có nghe họ.

Tóm lại: Yêu là quá trình phát triển cảm xúc, và đặc biệt là sự tìm hiểu, chọn lựa cần thiết đối với người bạn yêu. Lý trí cần cho tình yêu cũng như trái tim vậy. Kẻ nào nói với bạn tình yêu không cần lý trí, ấy là bởi vì kẻ đó chẳng có tí trí óc nào. Còn nếu bạn cũng muốn mình không có trí óc như vậy, thì hãy xem lại nguyên tắc số 1.

3. Nguyên tắc 3: Tình yêu chẳng giúp được gì.

Tại sao phụ nữ khổ hơn đàn ông? Bởi vì họ ít lý trí hơn. Phụ nữ suy nghĩ bằng trực giác, bằng cảm tính, cảm xúc, mà những cái này thì rất dễ tác động. Có nghĩa là lừa phụ nữ thì dễ hơn là lừa đàn ông. Mà chả cần phải lừa, tự họ lừa họ là đủ rồi.
Điều phụ nữ tin tưởng nhất là gì? Có tình yêu là sẽ vượt qua tất cả? Oh, thật là buồn cười, thật là ngớ ngẩn. Giống như bọn nghiện vậy, có thuốc là chúng tin rằng có thể tự mình xây dựng được cả thiên đường cho bản thân, nhưng ai cũng biết thiên đường của nghiện thì hết cơn say thuốc là hết sạch, thiên đường của những kẻ coi tình yêu là phép màu cũng sẽ chết sau ngày cưới Khi dân nghiện say thuốc, chúng có cảm giác chúng trở thành siêu nhân có thể bay như chim, khỏe như gấu, vui như tết. Khi phụ nữ yêu họ cũng có cảm giác y như vậy, chính vì thế họ nghĩ rằng chừng nào cái cảm giác say sưa này còn tồn tại, họ có thể vượt qua tất cả, nào là cải tạo đàn ông, nào là khuất phục được mẹ chồng khó tính, nào là gánh vác được họ hàng nhà chồng blah blah...

Kết cục thì sao? Bọn nghiện thân tàn ma dại, kết thúc cuộc đời sau khi nhận ra những gì xảy ra trong cơn say của mình là không có thật. Còn phụ nữ mù quáng cũng thân tàn ma dại sau khi nhận ra rằng cơn mê tình chẳng giúp họ đương đầu tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống gia đình, ngược lại, những khó khăn đó làm họ tỉnh mộng, và rốt cục tình thì chẳng còn, lại đeo thêm mấy cục nợ đời.

Vì thế, hãy luôn nhớ rằng, tình yêu là con chim nhỏ, xinh xắn, yếu ớt. Nó không giúp bạn vượt qua chông gai thử thách gì đâu, ngược lại, bạn còn cần phải chăm sóc, bảo vệ, o bế nó các kiểu nếu không muốn nó chết. Muốn chăm sóc nó như thế, bạn phải có thời gian, phải có sức khỏe và tâm trạng tốt, mà những thứ đó không có được nếu cuộc sống của bạn quá khó khăn. Tất nhiên đôi khi nó giúp bạn, làm cho cuộc sống của bạn thêm dễ chịu, nhưng phần lớn thời gian thì bạn là người phải giúp nó, chăm nó. Khi bạn không có gánh nặng gia đình, khi người đàn ông của bạn vẫn còn nồng nàn (đang trong giai đoạn chinh phục thử thách mà) thì việc nuôi một con chim nhỏ xinh xắn rất là đơn giản, và nó hót cho bạn vui suốt cả ngày. Nhưng khi bạn đầu bù tóc rối mặc bộ đồ nhàu nát cọ sàn vệ sinh thay cho osin trong nhà chồng, thì cái con chim ấy chẳng những không hót nữa, mà còn sẵn sàng ốm chết lúc nào không biết. Còn chồng bạn, luôn sẵn sàng nuôi một con mới (bản năng thôi, không cố tình đâu).

Đối thoại:
- Tình yêu ơi, tao khổ quá, sao mày không giúp tao vượt qua khó khăn?
- Tao có hứa giúp mày vượt qua khó khăn hồi nào đâu? Tự mày nghĩ ra cái công dụng đấy cho tao mà.
- Nhưng nhiều khi tao thấy có mày tao cũng có thêm sức mạnh đấy chứ?
- À, đại khái tao là viên thuốc hạ sốt, mày bệnh quá thì tao có thể giúp mày hạ nhiệt một lúc, nhưng tao KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC CHỮA BỆNH. Còn mày thì cho rằng tao là thứ thuốc vạn năng bệnh nào cũng chữa. Mệt tao quá.

4. Nguyên tắc 4: Chuyện nhỏ là chuyện lớn.

Bạn cho rằng điều gì là quan trọng ở người đàn ông đang tán tỉnh bạn?
Đa phần các bạn gái sẽ trả lời: Anh ấy tốt với tôi, anh ấy yêu tôi, thế là đủ.

Câu trả lời phổ biến (và tâm đắc) này của các bạn, rất tiếc hoàn toàn chả có tí giá trị nào trong việc tìm kiếm một người đàn ông tốt để làm bạn đời. Khi đàn ông đi tán gái, tất nhiên anh ta phải tốt, tất nhiên anh ấy nói anh ấy yêu bạn. Đem tiêu chuẩn "tốt với tôi, yêu tôi" ra để chọn lựa, chẳng khác nào con cá trong đối thoại sau:

- Cá, thế nào là một thợ câu giỏi?
- À, theo tớ một thợ câu giỏi phải có cần câu, có mồi câu.

Đấy, có buồn cười không? Đã đi câu, ai chẳng có cần, ai chẳng có mồi (loại thợ câu đi người không đến hồ, xòe tay ra cho cá tự nhảy vào là siêu nhân, không tính), cần và mồi chẳng là gì để chứng tỏ một tay thợ câu tốt, tương tự "tốt với tôi, yêu tôi" chẳng nói lên được gì về người đàn ông đang muốn có bạn.

Thế cái gì mới là "chuyện lớn" quan trọng để bạn xác định được một ông chồng tốt?
Đấy chính là những chuyện nhỏ. Những hành động cử chỉ lặt vặt trong đời sống hàng ngày.

Những chuyện lớn ai cũng chú ý, nên ai cũng cố gắng làm tốt, hoặc giả vờ làm tốt. Những chuyện nhỏ ít được để ý đến mới hiển thị tốt nhất một con người, đặc biệt là khi người ta lơ đãng, hoặc người ta cho rằng không có ai để ý đến mình. Anh ta ngáp có che miệng không, ăn xong có ngậm tăm đi ngoài đường không, gặp tai nạn trên đường có xúm vào xem không, khi tức giận có chửi bậy không, về nhà có vứt quần áo bừa bãi không, bóng đèn cháy có gọi thợ không, vay tiền bạn bè có trả đúng hạn không, ngồi một chỗ có rung đùi như bị động kinh không? Đấy, bạn phải tìm hiểu người đàn ông của đời mình thông qua những thứ "lặt vặt" đó.

Có bạn hỏi: Chuyện nhỏ vớ vẩn ấy thì liên quan gì đến tình yêu vĩ đại? Chỉ là những thói quen, sửa là được, quan trọng là yêu, tình yêu đủ lớn thì sẽ vượt qua hết... la la la...
Trả lời: Hành vi bắt nguồn từ thói quen, thói quen bắt nguồn từ tính cách, văn hóa. Mà TÍNH CÁCH, VĂN HÓA chứ không phải TÌNH YÊU, mới là sự đảm bảo cho hạnh phúc.
Ở cùng với một anh chàng tốt tính, hòa hợp, bạn sẽ từ không yêu chuyển thành yêu, từ yêu ít thành yêu nhiều. Ở với một anh chàng chẳng ra gì, tình yêu sẽ chết nhanh thôi.

Còn dùng tình yêu để thay đổi tính cách? Chuyện hài nhất thế kỷ, giờ nào rồi mà còn nói đùa thế?

5. Nguyên tắc 5: Đừng nghe đàn ông nói, hãy nhìn đàn ông làm.

Khoảng 90% những lời lẽ của đàn ông về tình yêu với bạn gái của mình là không thể tin được. Đặc biệt là các thanh niên chim chíp tán gái thì thôi rồi, toàn mang nhạc thị trường, nhạc sến, trà sữa tâm hồn, danh ngôn, trích dẫn truyện tình ba xu, phim Hàn Quốc... ra ba hoa, thật là đến bò nghe cũng phải phì cười (thế mà các cô gái lại rất thích, lạ ghê)

10% lời lẽ còn lại thì có thể tin (chẳng hạn như "em ơi anh muốn xem") nhưng lại không có giá trị lâu dài. Đây là điều phụ nữ dễ bị nhầm lẫn nhất, vì 10% này ngay cả những người đàn ông TỬ TẾ nhất cũng thường nói.
Chẳng hạn: Anh yêu em mãi mãi. Anh sẽ đi bên em suốt cuộc đời. Anh sẽ....

Họ có nói dối không? Không. Không nói dối, vì khi nói ra câu đấy họ thực sự nghĩ như thế. Chỉ có điều là còn một phần khác họ không nói ra, đôi khi vì họ cũng không hiểu được chính mình.

Anh sẽ yêu em mãi mãi ... nếu lúc nào em cũng ngoan ngoãn, thơm tho, nhàn rỗi ngồi nép vào bên anh thế này này, như thế, tất nhiên là yêu. Nhưng sau này em đầy mùi nước mắm với nước đái trẻ con, ăn mặc nhếch nhác, bụng béo đầy mỡ... xin lỗi, anh không có ý lừa em, nhưng không hiểu sao anh... sorry.. tình cảm của chúng ta không như cũ nữa.

Cô gái khóc nức nở: Tôi đã hy sinh vì anh, tôi già, béo, xấu, bẩn cũng vì anh... thế mà anh lại...

Chồng (nghĩ thầm): Công nhận là em tốt, công nhận là em đúng. Nhưng mà điều kiện của tình yêu là phải thơm, sạch, mới, lạ. Bảo anh biết ơn em thì được, nhưng bảo anh run rẩy yêu em như ngày nào thì khó quá, cái này sao cố được.

Đàn ông khi yêu hay thích khẳng định mình, nói ra nhiều câu có chủ ngữ là ngôi thứ nhất: Anh thế này, anh thế khác... Các cô gái nghe say sưa, mắt chớp chớp miệng đớp đớp, tâm đắc ghê lắm. Mình yêu anh ấy quá, anh ấy bảo là... anh ấy hứa là...anh ấy là người.... Đến khi lấy về rồi, thỉnh thoảng lại nghẹn ngào, ôi mình bị lừa, ngày xưa nó nói dzậy mà bây giờ không phải dzậy.

Vậy kết luận ở đây là gì?

Nghe đàn ông tán cho vui thôi. Chủ yếu là phải nhìn xem anh ta làm được cái gì. Anh bảo anh lo được cuộc sống cho tôi, vậy phải xem anh có tháo vát, kiếm tiền được không. Anh bảo anh có trách nhiệm với tôi, vậy phải xem anh đối xử với bạn bè, người thân của mình thế nào. Anh bảo anh là người tốt, vậy phải xem anh có ghét chó và trẻ con hay không, vay tiền bạn có trả không...

Bạn nào yêu không mở to mắt ra mà nhìn, chỉ chết vì mấy câu văn hoa ba xu, đến lúc khổ lại đổ tại duyên số...xin mời xem lại nguyên tắc số 1.

6. Nguyên tắc 6: Đức tính quan trọng nhất của chồng?

Tôi không nói là "đức tính quan trọng nhất của đàn ông", bởi vì mỗi người đàn bà cần đến đàn ông theo một nhu cầu riêng của mình. Có người mê đẹp trai, có người thích khỏe mạnh, có chị thích galant, có bà thích phong độ...tóm lại cái "nhất" đấy thiên biến vạn hóa, không sao tổng kết hết được.

Nhưng với vai trò làm chồng thì lại khác. Làm chồng tốt cũng cần nhiều tính chất khác nhau, lãng mạn, mạnh mẽ, giỏi giang, phong độ, tháo vát, thông cảm, bao dung, chăm chỉ... gi gỉ gì gi, cái gì cũng cần, cái gì cũng tốt. Nhưng tất nhiên là thật khó mà tìm được người hoàn hảo như vậy. Mà nếu có kiếm được, thì chắc bạn cũng chả đủ hoàn hảo để mà lấy được người ta. Thế thì, nếu như phải rút gọn, phải lựa chọn và quyết định trong những đức tính ấy, trong số những người bạn "có thể" lấy được, thì bạn sẽ lấy ai, lấy người như thế nào?

Hỏi đến đây, cả lớp đồng thanh: Lấy người yêu mình và mình cũng yêu, tóm lại lấy nhau vì tình ạ!!!

Cô giáo: Khổ quá, thế lúc chọn người yêu vậy, các em chọn ai, tìm người như thế nào?

Cả lớp: Yêu thì sao chọn được ạ, duyên số rồi, yêu mà biết tại sao yêu thì đã không phải là yêu ạ !!!

Cô giáo: %^&(&)#$$@

Đùa vậy thôi, Share cái Stream này mong được giúp đỡ những người nghĩ rằng lý trí cũng cần thiết trong tình cảm. Còn với các tín đồ của yêu mê muội, cưới mù quáng thì đến cô giáo cũng bó tay, nói gì đến tôi

Trở lại với câu chuyện đức tính quan trọng nhất của chồng, có lẽ cũng cần chú thích thêm để các bạn đỡ thắc mắc, ấy là quan trọng nhất không có nghĩa là duy nhất cần thiết, lại càng không có nghĩa đó là yếu tố đầu tiên cần được đưa ra xem xét (cái đầu tiên, theo tôi nghĩ, là tìm hiểu xem đối tượng có bị Gay, hoặc bất thường về sinh lý hay không). Quan trọng nhất có nghĩa là, sau khi chúng ta đã có được hai ứng cử viên trước mặt, cả hai đều nam tính, nội tiết ổn định, biết đọc biết viết, chỉ số IQ trên 60... nhưng một anh thì biết đánh đàn ca hát múa rối nước còn một anh thì có cái "quan trọng" ấy, vậy nên chọn anh nào?

Cái đức tính đó là khả năng tiếp thu, học hỏi, nhận thức những sai lầm, điểm yếu của mình và cố gắng sửa chữa chúng. Nói cách khác, đó là khả năng tự hoàn thiện bản thân.

Nếu lấy một người chồng biết nhận ra khuyết điểm, dám nhận sai, sai dám sửa (không đảm bảo thành công 100%) thì các bạn có thể yên tâm là cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp. Giống như bạn cưới một chiếc Kia Morning về nhà, mấy năm sau nó tự lên đời thành một chiếc Camry, rồi ít lâu sau lại trở thành một con Mẹc hoành tráng... thế có sướng không? Ngược lại, nếu lúc đầu lấy về một con Mẹc trông hoành tráng, rồi dần dần nó xuống cấp thành cái xe công nông thì thật tai họa.

Vậy khi chọn lựa, ngoài việc nhìn vào những gì đối tượng đang có, hãy để ý đến những gì đối tượng THAY ĐỔI trong quá trình quen biết, yêu đương, để ý đến cách anh ta tốt lên hay xấu đi xem anh ta có được khả năng tự hoàn thiện bản thân hay không. Nếu có, thì đấy chính là đức tính quan trọng nhất bạn cần ở chồng bạn.
Tặng các Paks câu chuyện mà tôi tâm đắc nhất:
V: Em mua chanh để trong tủ rồi, anh pha đi hai đưa mình uống nhé.
C: Ok, để anh đi pha.
V: Oh, ngon thế, anh pha có khác.
C: Thế hả, ngon thật, chanh vợ mua có khác

_SƯU TẦM_