Phượng Hoàng cổ trấn
Vì là lần đầu đi tàu chợ,
hai chú đệ chắc ngủ không ngon giấc, chứ Yun Yun đi tàu ở Thái còn tệ hơn chiếc
tàu này nhiều, vì thế cũng quen rồi. 4h sáng và trời cũng hơi lạnh, mấy chị em
đi pha mì ăn, trên tàu dù là hạng sang hay tàu chợ lúc nào cũng có nước nóng để
pha mì, cafe. Ngồi một lát trời sáng hẳn thì cũng là lúc tới ga Đồng Nhân, đúng
như Yun dự đoán, ga Đồng Nhân khá yên tĩnh chứ không đông nghẹt du khách như những
ga tàu lớn. Nhìn cái không khí yên tĩnh là biết ga này chỉ dân địa phương xuống
thôi. Ra khỏi ga tàu, Yun thấy có mấy người cò xe để bảng Phượng Hoàng chào mời,
nhưng Yun từ chối. Móc máy ảnh ra chụp hình nhà ga thì phát hiện ra máy ảnh đã
bị vô nước từ hôm qua và bị mát rồi, Yun nhờ đệ D chụp dùm 1 tấm ảnh nhà ga để
làm tư liệu sau này. Trước ga có mấy chiếc xe bus đang đậu, Yun đoán là xe bus
di chuyển trong trấn chứ không phải xe đi xa. Để tránh bị lừa vì tối cổ, những
lúc vừa tới nơi mới, Yun thường án binh bất động quan sát trước, tới khi thấy
tiến hóa rồi mới hành động sau, keke. Yun bảo 2 đệ tranh thủ đi vệ sinh rửa mặt
gì đó trước đi. Sau khi Yun rửa mặt mũi cho đẹp gái hẳn ra rồi Yun mới bước tới
một anh công nhân đang dọn vệ sinh hỏi bến xe đò ở đâu. Anh ta chỉ sang đường
đi thêm 1 chút nữa tới, may mà Yun đọc được chữ Hoa, nên khi anh ta chỉ, Yun kịp
thấy luôn cái biển đèn led đỏ rực đề chữ bến xe khách Đồng Nhân to tổ chảng
trên nóc 1 tòa nhà. Thế là mấy chị em cứ thế nhắm cái biển đi tới nơi thôi và
không cần hỏi nữa. Lúc đó chỉ hơn 6h sáng.
|
Ga xe lửa Đồng Nhân |
Như Yun đã nói, Đồng
Nhân là một trấn không phải du lịch, nên không có cái không khí xô bồ của một
thành phố du lịch. Việc xếp hàng mua vé xe cũng không đông đúc. Trước Yun chỉ
có vài người, Yun nghĩ chưa đầy 5ph mình sẽ mua được vé thôi. Nhưng ở đời, dù
thông minh quỷ quyệt cách mấy cũng không học được chữ ngờ đâu bạn nhé. Gần tới
lượt Yun, thì một ông chú cứ đứng miết ở quầy, mãi không thấy đi như những người
mua vé trước, Yun và những người khác cũng sốt ruột vì đợi. Ông chú và cô bán
vé nói qua nói lại một hồi lâu thì ngày càng to tiếng, có một vài người đang xếp
hàng tới lôi chú 2 đó ra và khuyên chú bỏ qua và đi đi (để người ta còn nhờ,
keke), nhưng chú 2 càng chửi càng hăng, lát sau cô bán vé cũng hăng máu chửi lại
không kém, thành ra chả có buôn bán gì nữa cả, những người chờ mua vé thành
khán giả bất đắc dĩ xem kịch của ông chú 2 và mẻ bán vé đấu khẩu. Ai can họ
cũng không chịu nhường, một người trong nhóm nhân viên bán vé phải gọi công an
(thông thường ở ga tàu hỏa và bến xe đều có văn phòng của công an trực ở đó, có
bị bắt cóc hay ai hà hiếp bạn chú ý tìm ra văn phòng để “méc” nha). Khi công an
tới kiểm tra tình hình, một nhân viên bán vé phụ kiểm lại số tiền thu được, anh
công an mới mở máy đếm tiền ra thì thấy tiền bị kẹt trong máy. Thì ra là chú 2
đó mua vé và đã đưa đủ tiền cho cô bán vé, nhưng mà máy đếm bị kẹt, nên cô bán
vé cho rằng chú 2 chưa đưa đủ nên không xuất vé, còn chú 2 cứ khăng khăng đưa đủ
rồi không chịu đi. Chuyện có vậy thôi đó, mà mất cả tiếng đồng hồ chờ. Ga nhỏ
nhưng có võ, tưởng đi ga nhỏ mà ngon lành à, keke. Yun nói rồi, Yun học hoài
không học hết chữ ngờ mà. Chắc đi ga lớn dù phải xếp hàng lâu chút cũng mua vé
nhanh hơn cái ga nhỏ này, kaka.
Chờ mãi cuối cùng sau
khi giải quyết xong vụ khẩu chiến giữa 2 người, Yun cũng mua được vé, Yun cố gắng
phát âm thật chuẩn và rõ để khỏi rắc rối với con mẻ bán vé, vì biết mụ ta vẫn
còn bực trong người, không tiện chọc điên mụ ta thêm. Yun đi chuyến gần nhất là
7:30 (nếu không có vụ cãi cọ chắc đã đi chuyến 7am cũng nên), giá vé 22 tệ/ người.
Đây là lần đầu mấy chị em đi xe đò ở TQ, trước đó toàn đi xe lửa, điện ngầm hoặc
xe bus trong thành phố không à. Xe đò ở TQ cũng không có gì đặc biệt, như xe đò
ở VN thôi. Cảnh sắc từ Đồng Nhân tới Phượng Hoàng cũng tương đối thanh bình, đường
vắng xe, đồi núi nhiều nên có nhiều chỗ đẹp. Ngồi một lát Yun ngủ mất, đang
thiu thiu ngủ thì thấy một con mẻ giọng lanh lảnh nói một tràng trên xe Yun
không hiểu mô tê gì khiến Yun thức dậy. Lát sau định thần lại thì biết mẻ ta
đang giới thiệu mấy dịch vụ ở Phượng Hoàng, nhưng Yun không quan tâm, nhìn màu
biết là sắp tới bến rồi đó.
|
Vé xe đò đi Phượng Hoàng |
Tới bến xe Phượng
Hoàng, Yun chuyển qua đi xe bus vào cổ trấn, giá 1-2 tệ gì đó thôi. Xe bus chờ
rước khách lâu ơi là lâu, trên xe có mấy cô cò du lịch ăn mặc đẹp đẽ bắt đầu
tung chiêu quảng cáo tour và các dịch vụ đi kèm cho khách du lịch. Yun đi bụi
nên không quan tâm, mà có nghe cũng không hiểu gì cả, keke. Đợi các cô nói chán
nói chê xe bus mới chạy. Sau khi tới một cái cổng chào đẹp đẹp thì tụi Yun được
mấy cô đẹp đó nhắc xuống xe, vì tới cổ trấn rồi. Cả nhóm đi ngược lại một chút
so với chỗ xe ngừng, tới cây cầu bắc ngang sông thì tìm đường xuống phía dưới
chân cầu đi vào cổ trấn. Vừa đi vào cổ trấn đã thấy không khí tấp nập và đẹp
thơ mộng. Ngày nào tụi Yun ở TQ trời cũng mưa, hôm đó không ngoại lệ, mưa lất
phất nhưng không ướt áo. Mấy chị em bắt đầu đi tìm chỗ nghỉ trước, nhưng đập
vào mắt Yun là những trái đào Tôn Ngộ Không đỏ au, to trái và ngon không cưỡng
được bày bán trên những đôi quang gánh, mua đào ăn trước rồi tính sau. Giá đào
2 tệ/ trái, Yun trả giá 5 tệ 3 trái người bán đồng ý luôn. Đào ở Phượng Hoàng cổ
trấn trông to và ngon ghẻ hơn mấy chỗ khác nhiều, chắc gần đó có trồng đào nên
tươi rói như vừa hái xuống. Mấy nhà nghỉ bên ngoài giá hơi đắt chút, vào bên
trong hẻm chút thì rẻ hơn. Yun hỏi tới 3 nhà nghỉ rồi mới quyết định ở lại nhà
nghỉ thứ 3, chỉ là ngày thường, nhưng giá phòng là 120 tệ/ đêm. Phòng có 2 giường.
Yun đang tính tìm phòng nào có 3 giường ở cho thoải mái nhưng không có, vì hôm ở
Nga Mi, đêm cuối đệ D than chật nên một mực đòi ngủ dưới đất làm Yun thấy
thương quá. Phòng Yun thuê 2 giường nhưng 1 giường nhỏ và 1 giường to, Yun ở
giường nhỏ. Thực ra Yun cũng kì kèo với anh chủ khá lâu về giá phòng, nhưng anh
ko chịu bớt, thấy đâu cũng vậy, ở ngoài người ta còn đòi 150 tệ cơ nên Yun cũng
chấp nhận. So với bên Nga Mi thì phòng ở Phượng Hoàng tệ hơn nhưng lại có giá đắt
hơn, phòng không có máy sấy tóc, ấm đun nước thì hư. Yun trả giá 100 tệ thì anh
ấy bảo là 100 tệ thì không có máy lạnh, thôi thêm 20 tệ nữa có máy lạnh ngủ cho
sướng.
|
Giường nhỏ của Yun Yun |
Vì cả đêm không tắm rửa
và không có giấc ngủ ngon, mấy chị em tranh thủ tắm táp sau khi thuê phòng. Yun
lấy máy sấy ra sấy máy ảnh, vừa sấy vừa đau lòng. Xong xuôi Yun để cả nhóm ngủ
một chút cho có sức rồi mới đi ăn đi chụp hình sau. Lúc đó đã non trưa, Yun ngủ
một giấc ngắn qua trưa thì được 2 đệ gọi dậy, ra khỏi phòng tìm chỗ ăn uống. Cả
nhóm vào một quán ăn, gọi 1 tô mì bò ăn chung (vì sợ dở gọi nhiều sẽ phí), tiểu
long bao (8 tệ có 7 cái nhỏ). Mì bò 12 tệ thì không hợp khẩu vị đệ D, Yun ăn được
còn ông đệ chứng V thì thấy ngon. Tiểu long bao thì Yun thấy dở hơn bánh bao ở
VN, cái tên là nghe ve kêu thôi. Không biết là do ăn trúng quán dở, hay ẩm thực
TQ dở nữa. Người ta chả bảo ăn cơm Tàu là gì, sao đi đâu Yun chỉ thích về ăn
cơm VN thui á. Bữa trưa chỉ ăn nhẹ như thế thôi, lúc vào cổ trấn mỗi người cũng
được ăn một trái “đào tiên” ngon giòn rồi nên cũng không đói lắm. Cả nhóm bắt đầu
cho một buổi chiều đi chụp hình cổ trấn, mưa phùn lất phất. Do Yun sợ máy ảnh bị
hư lần nữa nên đã mua 1 cây dù đi mưa trong cổ trấn giá 10 tệ. Vừa che cho máy ảnh
của Yun, vừa làm đạo cụ cho cả nhóm chụp hình sống ảo. Trong trấn cũng có bán
món bánh tro phết đường, giá 2 tệ/ cái. Ăn chay món bánh tro được nè, nếp dẻo
ngon lắm. Chụp được chút thì máy ảnh hết pin, Yun có một cục pin dự phòng nhưng
đang sạc trong khách sạn, thế là Yun để 2 ông đệ tự đi chơi, Yun chạy về khách
sạn thay pin, hẹn lát sẽ gặp nhau ngay chỗ cầu đá phía dưới hạ lưu sông Đà Giang.
|
Bún bò, giá 10-12 tệ/ tô |
|
Tiểu long bao, 1 set 7 cái, giá 7-8 tệ |
|
Bánh tro phết đường, 2 tệ/ cái |
Trên đường về, lại đi
ngang qua mấy quang gánh bán đào, khiến Yun thèm không tưởng tượng được. Trưa
cũng không ăn gì nhiều, Yun tới hỏi mua cho cả nhóm, vì 2 đệ cũng thích ăn đào
lắm, tính để mấy chị em ăn trong lúc chụp hình ngoạn cảnh. Hỏi giá đào là 5 tệ/
cân, thấy vậy Yun mua 1 cân, được 3 trái, to đương đương với 3 trái lúc trưa.
Yun không có tờ 5 tệ, nên đưa 10 tệ để bà bán thối tiền, mãi bà ta không thối.
Yun hỏi lại thì bà ta bảo 10 tệ, Yun dĩ nhiên là không chịu rồi, bà ta nói là
giá 10 tệ, giọng lớn tiếng định áp đảo tinh thần cho Yun sợ. Nhưng Yun cũng
không vừa, bảo nãy bà nói 5 tệ/ cân mà. Con mẻ lật lọng bảo ai nói, tao nói 10
tệ mà mày nghe không rõ. Điên máu quá, bắt nạt ai không bắt nạt, bắt nạt trúng
chị đại Yun Yun thì mụ ta chán sống rồi. Yun bảo mày trả 10 tệ đây cho tao, tao
không mua nữa. Bà ta chỉ vào trái đào Yun đã lỡ gọt, bảo Yun gọt 1 trái rồi
(Trong lúc mua Yun mượn dao gọt luôn vì Yun ko quen cạp cả vỏ á). Yun bảo tao sẽ
trả tiền trái này thôi, còn 2 trái kia không mua nữa. Bà ta bảo 1 trái tới 2 tệ
lận đó. Yun không vừa, bảo mày thối 8 tệ đây. Bà ta lúc này đã xìu giọng, bỏ
thêm 1 trái nữa vào túi cho Yun, bảo thôi 10 tệ đó, lấy đại đi. Yun nhất định
không chịu. Mẻ nghĩ sao 1 trái 2 tệ mà 4 trái 10 tệ? tưởng Yun ngu toán chắc.
Con mẹ bán đào này được cái gian nhưng ngu bỏ mẹ luôn. Cuối cùng Yun lấy 8 tệ về
và 1 trái đào đã lỡ gọt vỏ. Tính ra vẫn còn mắc hơn lúc trưa, lúc trưa có 5 tệ
3 trái thôi, nhưng dù sao còn hơn bị con mẻ lừa mua 10 tệ 3 trái. Cãi nhau với
con mẹ bán đào ngu lâu năm kia chán, Yun vừa đi vừa cạp đào ăn cho đỡ bực, về
thay pin xong ra kiếm hai chú đệ của mình ở ngoài sông. Trời mưa nên 2 chú đệ
đang trú mưa ở 1 cái mái hiên hẹp, cùng với 2 vợ chồng già người Việt nữa. Yun
giải thích lí do để 2 chú ấy chờ lâu vì con mẻ bán đào. Hai vợ chồng người Việt
nghe xong cũng đồng tình, bảo ở cái trấn Phượng Hoàng này, lưu manh như vậy nhiều
lắm. Đó là Yun đã nói được tiếng Trung còn bị vậy, nhiều người Việt qua Phượng
Hoàng chơi mua hàng bị lừa vậy cũng chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt vì không nói
được. Tám vài câu xong 2 cô chú đi, vì cô chú đi tour theo đoàn mà. Yun hỏi 2 đệ
sao cô chú biết Yun nói được tiếng Trung, 2 đệ kể là trong lúc chờ chị thì tụi
em cũng bà tám với cô chú ấy về chị trong lúc trú mưa. Thấy hai ông đệ này ghê
hông? Cũng tám xuyên không luôn chứ đùa à? :) Hình ảnh về Phượng Hoàng cổ trấn cùng Yun mỹ nhân:
Chụp hình xong, cả nhóm
về khách sạn nghỉ xíu, sau đó ra ngoài quán nhỏ cách khách sạn 2-3 căn nhà ăn tối.
Chị chủ bán có 1 mình, không thấy khách, nhưng quán sạch sẽ. Mấy chị em cũng gọi
mì nước ăn, giá 1 tô mì là 10 tệ, thấy quán có bán bánh nhân môn giá 2 tệ/ cái nữa
nên mua ăn luôn, sau này đi đâu trong Phượng Hoàng trấn cũng thấy loại bánh đó người ta bán 10 tệ/ 3 cái không hà. Giá 2 tệ/ cái là rẻ nhất rồi đó.
Quán cũng có bán tiểu long bao, giá 7 tệ cho 1 set 7 cái, rẻ hơn quán lúc trưa
1 tệ, nhưng Yun không muốn ăn nữa vì chả ngon lành gì.
|
Bánh nhân môn 2 tệ/ cái |
|
Chị chủ quán đang chuẩn bị bữa tối cho nhóm Yun |
Tụi Yun ở 1 đêm tại Phượng
Hoàng cổ trấn để hưởng cái không khí tấp nập về đêm và những ánh đèn màu rực rỡ.
Nói là cổ trấn, chứ quán bar đầy nhóc à nha. Chỉ là người ta quy hoạch kiến
trúc cho cái trấn nhìn cổ vậy thoai, chứ cuộc sống vẫn hiện đại. Hàng lưu niệm
bán khá nhiều sản phẩm thủ công, còn trái cây thì ngoài đào còn có mận plum, nho
thân gỗ, dưa hấu, và một vài loại trái lạ khác. Tối đó cũng không ngoại lệ, mấy
chị em mua 2kg đào (4 cân) và 1 cân nho thân gỗ về ăn. Chưa được ăn nho thân gỗ
lần nào mà, tranh thủ ăn cho biết, thịt nho dai hơn nho thường á, cũng khá ngon.
Đào to ơi là to, so với cái bình hoa (hình chụp) thì bạn biết độ to của đào rồi
đó. Hai đệ cũng mua quà về tặng cho bạn bè người thân, Yun còn được ông đệ chứng
V mua tặng 1 cái dây đeo hình con bướm rất đẹp nữa đó. Bị đệ D chọc là túi đính
ước nữa chớ. Thiệt tình!!!!!!! Thấy vậy Yun đòi luôn đệ D 1 cái luôn, vậy cho
huề xu, khỏi chọc nữa. Chú ta hứa tặng mà giờ về nhà đã cả tháng vẫn còn chưa
thấy tăm hơi đâu. Yun viết vậy không có ý để đòi quà chú ta đâu. Chỉ là Yun thuộc
cung Thiên Bình, mau quên nhưng thù dai thôi J
|
Ăn vặt hấp dẫn ở cổ trấn |
|
Cổ trấn rực rỡ đèn màu khi về đêm |
|
Các mẹ thuê trang phục dân tộc chụp hình ở cổ trấn |
|
Dây đeo do ông đệ chứng tặng đó :p |
|
Những trái đào giòn ngọt và nho thân gỗ thịt dai ngon |
Sáng hôm sau Yun gọi 2
đệ dậy sớm đi chụp hình, vì sợ nắng lên người sẽ đông lố nhố làm xấu hình. Cái
khách sạn này không có khách hay sao ấy, anh chủ nhà ngủ ngay phòng lễ tân ngáy
khò khò vang khắp xóm chưa chịu dậy, gọi lớn tiếng cũng không có phản ứng gì.
Yun kêu đệ D tới đập thằng chả dậy mở cửa cho cả nhóm đi chơi. Chiều hôm trước
Yun về lấy pin thì 2 đệ đã tranh thủ chụp hình chỗ cầu đá, nhưng Yun vẫn chưa
có hình. Sáng đó khi đi ngang qua cầu đá Yun đòi chụp cho Yun, nhưng buổi sáng
nước dâng cao, không thấy cầu đá đâu, chụp lên hình cứ như Yun đằng vân đi trên
mặt nước vậy đó, kakaka. Buổi sáng ít người, hàng quán đồ ăn sáng mở cửa thôi,
và giá ăn sáng khá đắt, còn những loại quán khác vẫn chìm trong giấc ngủ lười
biếng của minh minh cổ trấn. Đi tới cầu Hồng Kiều thì ông đệ V có nhu cầu đi
toilet, mà toilet công cộng 7:30am mới mở cửa, lúc đó mới hơn 6h sáng, nhìn vẻ
mặt đau khổ của chú ta, cả nhóm đành miễn cưỡng vào một quán ăn sáng ngay chân
cầu căn để chú ta có thể đi vệ sinh, dù sao cũng không nên nhịn tiểu tiện, sẽ
không tốt cho sức khỏe. Yun tính không ăn, để chú ấy ăn thôi rồi xin người ta
đi vệ sinh, nhưng ông ta bảo ăn là phải ăn hết cả 3 người, thực tình Yun không thích uống sữa đậu nành buổi sáng, vì nó lỏng bỏng
nhạt nhẽo khiến Yun dễ muốn đi tè. Nếu Yun không ăn thì chú ta cũng không chịu
ăn, sẽ nhịn đi vệ sinh đến chết quá. Thôi kệ, nhu cầu chính đáng nên chìu chú
ta vậy. Nói về vụ chú ta có nhu cầu đi toilet sáng, Yun đoán là tối qua khi mua
nho thân gỗ xong, chú ta không rửa sạch ăn tại chỗ một bụng luôn. Trái cây bán
ngoài chợ, Yun nếu ăn thử chỉ thử 1 miếng, lúc nào cũng đem về rửa sạch cho an
toàn hơn xíu rồi mới ăn, lúc về Yun rửa nho thấy có một lớp dầu mỡ bám ngoài,
đoán là người bán phết mỡ cho nhìn bóng láng hấp dẫn, buổi tối nhìn nó óng lên
bắt mắt thực khách. Đi giang hồ mà gặp Tào Tháo thì đúng là đại họa, nếu lỡ
trên xe khách thì sao? Vì thế Yun hay rửa kĩ trái cây và rau củ trước khi ăn là
vậy. May cho chú đệ của Yun không phải đi Ấn, chứ ở Ấn thì hôm đó cho ông ta đàm thoại với Tào Tháo cả ngày luôn (Yun vẫn cho rằng ở Ấn, vệ sinh thực phẩm sẽ bẩn hơn ở TQ). Một lần lúc chờ
quán dọn cơm, chú ta hay thò tay bóc linh tinh đồ ăn trong dĩa mà không dùng
đũa làm Yun thấy ớn quá. Sau này mà còn đi chung thể nào Yun cũng phải nhắc vụ giữ vệ sinh này với chú ta. Sữa trong quán lạt, quẩy thì cũng
không giòn, giá sữa đậu nành 6 tệ/ ly, quẩy 2 tệ/ cái (Yun không chắc chính xác
hay không, mang máng là vậy).
|
Sữa đậu nành và bánh quẩy |
Ăn xong cũng đi qua cầu
Hồng Kiều ra xa trung tâm xíu, có đi ngang qua chợ địa phương, nhìn trái cây
ngon lắm, đặc biệt là mận plum. Quả mận to bằng quả đào ở VN mình ý, tính mua
ăn mà bị nói thách nên ghét bỏ đi luôn. Lúc này thì tới Yun có nhu cầu đi vệ
sinh sau khi uống cái ly sữa toàn nước đó vào. Thấy không, nếu không chìu ông con thì Yun đâu phải chịu khổ sở (sau này Yun sẽ không dại trai thế nữa đâu). Không có chỗ nào đi giải quyết được cả, cổ trấn buổi sáng nhà nào cũng
đóng cửa im ỉm. Yun như sắp chết tới nơi, Yun để 2 chú tự đi chơi, mình Yun đi
vào các ngõ hẻm, tìm kiếm khách sạn nào đã mở cửa xin vô đi vệ sinh vậy. Hầu
như chưa khách sạn nào mở cửa, cuối cùng khó khăn lắm cũng thấy được một khách
sạn có người, Yun chạy đại vào xin người ta luôn. Bạn thấy Yun khổ sở cỡ nào
chưa? Ra giang hồ đánh đông dẹp bắc không sợ, thế mà bị ngay chú đệ chứng bên cạnh
hết lần này tới lần khác làm khó mình.
Sau một buổi sáng chụp
hình thì cả nhóm về khách sạn, tắm rửa trả phòng và di chuyển sang nơi mới. Trước
khi đi cả nhóm tranh thủ qua quán đã ăn tối qua gần khách sạn, ăn một bữa trước
khi rời trấn. Chị bán hàng thấy tay xách nách mang lỉnh kỉnh, đoán biết hôm nay
tụi Yun sẽ đi, sau khi ăn xong chị nói chào tạm biệt với ánh mắt lưu luyến, tụi
Yun cũng mua thêm bánh chiên của chị để mang lên xe ăn. Vậy là tụi Yun có tròn
một ngày và 1 đêm (hay chính xác hơn là 24h) ở cổ trấn này. Tạm Biệt Phượng
Hoàng.
“Thôi thế cũng xong một
ngày trời
Giã từ cổ trấn lệ đầy vơi
Sầu dâng lên mắt, lòng
lưu luyến
Khóc kiếp giang hồ phận
nổi trôi”
(Yun cải biên từ một
bài thơ khác, keke)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét