Cha sanh mẹ đẻ, mà tới
giờ mới kiên nhẫn thêu hết một chiếc khăn tay. Giờ mới ngộ ra được, thêu khăn
không phải khéo léo là quan trọng nhất, quan trọng nhất là tâm phải tĩnh (CALM)
như nước mùa thu, kiên nhẫn (PATIENT) thêu từng mũi một đến khi hoàn thành. Một
bài học đáng giá mà ở tuổi 35 mình mới hiểu.
Chiếc khăn thêu đầu tư thời gian nhất |
Hồi nhỏ từ lúc học mẫu giáo được cô ruột cho một cái khăn thêu để cài áo khi đi học. Con nít hay thò lò nhảy mũi, nhưng mình tương đối sạch sẽ, nên chỉ đeo khăn để trang trí chứ ít khi dùng. Được thời gian bị bạn cùng lớp mẫu giáo ăn cắp khăn thêu, mình còn không biết đứa nào lấy trộm. Một hôm cô ruột đi qua nhà hàng xóm nấu tiệc thấy con bé hàng xóm đang phơi chiếc khăn cô tặng mình thì mới biết bị nó đua đồ của mình. Mình buồn lắm, khăn thêu là vật phẩm xa xỉ thời đó, các bạn cùng lớp của mình chỉ có mang khăn trơn mà thôi.
Lên lớp 5, được mẹ dạy thêu một vài mũi cơ bản, mẹ không biết nhiều nhưng đủ để làm ra một cái khăn tay xinh xắn. Mình vừa học vừa thêu, nhưng chưa bao giờ hoàn thành 1 cái khăn, do không đủ kiên nhẫn. Thông thường mình chỉ làm một phần rồi để mẹ bao lô phần còn lại. Khi làm mình luôn nghĩ đến việc phải thêu sao cho nhanh chứ không quan tâm đến thẩm mỹ. Kiểu làm việc trả nợ quỷ thần vậy.
Lớn lên tự thêu khăn được một vài cái cho mình, nhưng mình chỉ thêu được các sợi mảnh, vì thêu hình dáng sợi mảnh khá nhanh, phù hợp với tính cách của mình. Nói chung là mình suy nghĩ, làm việc, đi đứng và nói đều nhanh nên không thể chịu được cái cảm giác thêu khăn rù rù.
Lần đầu tiên, ở độ tuổi u40, tâm tính đã vơi đi được sự nông nổi rất nhiều, thêu được một chiếc khăn mỹ miều, khi thêu không rối chỉ, từng mũi một mà bước, tâm trạng lúc thêu hoàn toàn tĩnh tại chứ không sốc nổi như thời trẻ. Mình biết mình đã thay đổi rất nhiều so với trước đây.
Khăn tay và khẩu trang Yun tự làm nhân mùa dịch Corona |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét